Suharto
Suharto

Suharto

Thống tướng Suharto (8 tháng 6 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2008), chính tả cũ là Soeharto, là tổng thống thứ nhì của Indonesia, ông giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia trong 31 năm kể từ khi trục xuất Sukarno vào năm 1967 cho đến khi phải từ nhiệm vào năm 1998.Suharto sinh tại xóm Kemusuk gần thành phố Yogyakarta, trong thời kỳ thực dân Hà Lan.[2] Ông trưởng thành trong hoàn cảnh khiêm tốn.[3] Cha mẹ ông là người Java theo Hồi giáo, họ ly hôn không lâu sau khi ông được sinh. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Indonesia, Suharto phục vụ trong lực lượng an ninh Indonesia do người Nhật tổ chức. Sau đó, ông tham gia đấu tranh giành độc lập cho Indonesia. Suharto được thăng hạng thiếu tướng sau khi Indonesia độc lập. Binh sĩ dưới quyền Suharto ngăn chặn một âm mưu đảo chính vào ngày 30 tháng 9 năm 1965, Đảng Cộng sản Indonesia bị quy là chủ mưu.[4] Sau đó, quân đội dẫn đầu một cuộc thanh trừng chống cộng, và Suharto đoạt quyền từ tổng thống khai quốc của Indonesia là Sukarno. Ông được bổ nhiệm làm quyền tổng thống vào năm 1967 rồi tổng thống vào năm sau. Cương vị tổng thống của Suharto được ủng hộ mạnh mẽ trong suốt thập niên 1970 và 1980, song bị xói mòn sau một khủng hoảng tài chính nghiêm trọng dẫn đến bất ổn lan rộng, và ông phải từ nhiệm vào tháng 5 năm 1998.Di sản 31 năm cai trị của Suharto gây tranh luận tại cả Indonesia và bên ngoài. Khi thi hành "Trật tự Mới", Suharto kiến thiết một chính phủ mạnh, tập trung và do quân đội chi phối. Năng lực duy trì ổn định tại quốc gia Indonesia rộng lớn và đa dạng cùng lập trường chống cộng công khai khiến ông đạt được hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Trong hầu hết thời gian ông lãnh đạo, Indonesia trải qua tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa đáng kể,[5]cải thiện đáng kể các tiêu chuẩn y tế, giáo dục và sinh hoạt.[6]Hành động xâm chiếmchiếm đóng Đông Timor của Indonesia trong thời kỳ Suharto tại vị làm cho ít nhất 100.000 người thiệt mạng.[7] Đến thập niên 1990, chủ nghĩa chuyên chế Trật tự Mới và tham nhũng phổ biến [8] là một nguồn gốc gây bất mãn.[9] Trong những năm sau khi Suharto từ nhiệm, các nỗ lực nhằm buộc tội ông tham nhũng và diệt chủng bị thất bại do sức khỏe của ông yếu và do thiếu sự ủng hộ bên trong Indonesia.

Suharto

Kế nhiệm Maraden Panggabean
Con cái Siti Hardiyanti Rukmana (Tutut)[1]
Sigit Harjojudanto
Bambang Trihatmodjo
Siti Hediati Hariyadi (Titiek)
Hutomo Mandala Putra (Tommy)
Siti Hutami Endang Adiningsih
Đảng chính trị Golkar
Vợ, chồng Siti Hartinah (1947-1996)
Tiền nhiệm M. Sarbini
Phục vụ Lục quân Indonesia
Quốc tịch  Indonesia
Chữ ký
Sinh 8 tháng 6 năm 1921
Kemusuk, Đông Ấn thuộc Hà Lan
Cấp bậc Thống tướng
Mất 27 tháng 1 năm 2008 (86 tuổi)
Jakarta, Indonesia
Phó Tổng thống Hamengkubuwono IX
Adam Malik
Umar Wirahadikusumah
Sudharmono
Try Sutrisno
B. J. Habibie
Thuộc Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Suharto http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,223... http://www.smh.com.au/news/world/no-end-to-ambitio... http://www.theaustralian.com.au/news/farewell-to-j... http://epress.anu.edu.au/apps/bookworm/view/Soehar... http://www.abc.net.au/news/stories/2008/01/27/2147... http://www.unhchr.ch/Huridocda/Huridoca.nsf/0/8142... http://www.arabtimesonline.com/client/pagesdetails... http://www.ft.com/cms/s/0/0d243cf4-ccac-11dc-8df7-... http://books.google.com/books?id=O2IYAgAAQBAJ&pg=P... http://www.newstatesman.com/node/151780