Sibu,_Sarawak
Sibu,_Sarawak

Sibu,_Sarawak

Sibu /ˈsibuː/ (giản thể: 诗巫; phồn thể: 詩巫; bính âm: Shīwū) là thị trấn thủ phủ của huyện Sibu thuộc tỉnh Sibu, bang Sarawak, Malaysia. Thị trấn nội lục này nằm trên đảo Borneo, có diện tích là 129,5 km².[11] Sibu nằm tại nơi hợp lưu của hai sông RajangIgan,[12] cách bờ Biển Đông khoảng 60 km[13] và cách thủ phủ bang Kuching 191,5 kilômét (119 mi) về phía đông bắc của thành phố này.[14] Người Hoa chiếm ưu thế trong thành phần cư dân thị trấn, đặc biệt là người Phúc Châu. Các dân tộc khác là người Melanau, người Mã Lai, và người Iban cũng hiện diện tại khu vực này.[15] Dân số thị trấn vào năm 2010 đạt 162.676.[6]James Brooke thuộc địa hóa Sibu vào năm 1862 khi ông cho xây một công sự trong thị trấn nhằm đẩy lui các cuộc tấn công của người Dayak bản địa. Sau đó, một nhóm nhỏ người Hoa thuộc phân nhóm Mân Nam định cư quanh công sự để tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách an toàn. Năm 1901, Hoàng Nãi Thường dẫn đầu một cuộc di cư quy mô lớn với 1.118 người Hoa Phúc Châu từ tỉnh Phúc Kiến đến Sibu. Điều này khiến Sibu thường được gọi là "Tân Phúc Châu". Chính phủ Brooke cho xây dựng Chợ Sibu và bệnh viện đầu tiên trong thị trấn. Bệnh viện Lau King Howe và một số trường học và nhà thờ của giáo phái Giám Lý được xây dựng trong thập niên 1930. Tuy nhiên, thị trấn Sibu bị đốt cháy hoàn toàn hai lần vào năm 1889 và 1928 song sau đó lại được tái thiết. Không xảy ra giao tranh ác liệt tại Sibu trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Sarawak từ năm 1941. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, Sarawak được nhượng lại cho Anh với vị thế một thuộc địa hoàng gia. Điều này khiến một nhóm thanh niên người Melanau tại Sibu bất mãn, họ là những người ủng hộ độc lập. Do đó, thống đốc thứ hai của Anh tại Sarawak là Duncan George Stewart bị Rosli Dhobi ám sát khi ông ta đến thăm Sibu vào tháng 12 năm 1949. Sibu và lưu vực Rajang cũng trở thành trung tâm của các hoạt động cộng sản từ 1950 và điều này tiếp diễn ngay cả sau khi Sarawak độc lập vào năm 1963. Bộ tư lệnh An ninh Rajang (RASCOM) sau đó được thành lập nhằm kiềm chế các hoạt động cộng sản trong khu vực. Khởi nghĩa cộng sản tại Sarawak suy yếu đáng kể trong năm 1973 rồi kết thúc vào năm 1990. Sibu được nâng cấp lên vị thế đô thị tự trị vào năm 1981. Thị trấn tiếp đón một chuyến thăm của quân chủ Malaysia vào tháng 9 năm 2001. Thị trấn cũng là một cửa ngõ đến Hành lang Năng lượng tái tạo Sarawak (SCORE) từ 2008.Sibu là cửa ngõ du lịch chủ yếu đến thượng du Sông Rajang, là khu vực có các thị trấn ven sông quy mô nhỏ và có nhiều nhà dài của người Iban và Orang Ulu. Trong số các dấu mốc nổi bật tại Sibu, có tòa nhà cao nhất bang Sarawak là Wisma Sanyan,[16] Cầu Lanang (một trong các cầu qua sông dài nhất tại Sarawak)[17] và quảng trường lớn nhất tại Malaysia nằm gần Wisma Sanyan.[16] Bảo tàng Kỷ niệm Bệnh viện Lau King Howe là bảo tàng y tế đầu tiên và duy nhất tại Malaysia. Chợ Trung tâm Sibu là chợ trong nhà lớn nhất tại Sarawak. Trong số các điểm thu hút du khách tại Sibu, có Trung tâm Di sản Sibu, Miếu Đại Bá Công, các nhà dài Bawang Assan, Thánh đường Cũ Sibu, Chùa Ngọc Long Sơn Thiên Ân, Công viên Kỷ niệm Bukit Aup, Lâm viên Bukit Lima, Chợ Đêm Sibu, lễ hội Văn hóa Borneo (BCF), và Lễ hội Vũ đạo Quốc tế Sibu (SIDF). Lâm sản và đóng tàu là hai hoạt động kinh tế chính tại Sibu.

Sibu,_Sarawak

• Kiểu Hội đồng Đô thị Sibu
Thành phố kết nghĩa Singkawang
Độ cao[3][4] 0 m (0 ft)
Huyện Sibu
Độ cao cực đại[5] 59 m (194 ft)
Bang  Sarawak
Mã bưu chính 96xxx[8]
• Thị trấn Sibu 162.676
Trang web www.smc.gov.my
• Trung văn 诗巫
Hoàng Nãi Thường định cư 21 tháng 1 năm 1901
Tỉnh Sibu
Quốc gia  Malaysia
Mã vùng điện thoại 084 (chỉ điện thoại cố định)[9]
Múi giờ MST[7] (UTC+8)
James Brooke thuộc địa hóa 1862
Đăng ký xe QS (tất cả phương diện trừ taxi)
HQ (chỉ dành cho taxi)[10]
• Mật độ 1.256/km2 (3,250/mi2)
Đô thị 1 tháng 11 năm 1981

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sibu,_Sarawak ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/TABLE... http://catalogue.nla.gov.au/Record/1070722 http://trove.nla.gov.au/work/23851222?selectedvers... http://www.bozhou.gov.cn/content/detail/52933276ac... http://www.fjfao.gov.cn/yhxh/201006/t20100630_5154... http://tzb.fuzhou.gov.cn/gzdt/201103/t20110321_416... http://tzb.fuzhou.gov.cn/tpxw/201103/t20110315_415... http://www.fuzhou.gov.cn/zfb/xxgk/zjrc/yhwl/gjyhcs... http://www.gutian.gov.cn/gtzfw/xxgk/bmdt/webinfo/2... http://www.xingtai.gov.cn/gkgl/jrxt/xtgk/qhx/20130...