Quần_thư_trị_yếu

Quần thư trị yếu (chữ Hán: 群書治要: Bính âm: Qúnshū zhìyào, Hangul: 군서치요, tên tiếng Anh: The Governing Principles of Ancient China). Gọi giản lược là "Trị Yếu" là một bộ sách ra đời vào thời đại Nhà Đường bên Trung Hoa, tổng hợp cách điều hành chính trị của Trung Quốc thời xưa.[1]Bộ sách này đã giúp vua Đường Thái Tông sáng lập nên "Trinh quán chi trị", góp phần tạo nên thời đại thịnh thế của nhà Đường. Đây là tuyển tập thư tịch trị quốc thời cổ đại bên Trung Hoa. Đầu thời nhà Đường (năm đầu Trinh Quán) gián quan nổi tiếng tên là Ngụy Trưng cùng với Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương được lệnh của Đường Thái Tông - Lý Thế Dân (599-649) biên soạn sao lục những trứ thuật của tiền nhân làm thành bộ gián thư. Vì Đường Thái Tông vào lúc đó chiến sự đã dừng nên ông rất chú trọng vào việc chăm lo văn hóa giáo dục, "trị quốc an bang".