Phân_tầng_xã_hội
Phân_tầng_xã_hội

Phân_tầng_xã_hội

Chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa phản thực chứng
Thuyết chức năng · Thuyết xung đột
Middle-range · Thuyết phê phán
Xã hội hóa
Định lượng · Định tính
Computational · Dân tộc ký
Đô thị · Giai cấp · Tội phạm
Văn hóa ·Lệch lạc ·Nhân khẩu học
Giáo dục ·Kinh tế ·Môi trường
Gia đình ·Giới ·Sức khỏe
Công nghiệp ·Internet ·Pháp luật
Y tế ·Chính trị · Di động xã hội
Chủng tộc & dân tộc · Rationalization ·Tôn giáo
Khoa học ·Thế tục ·Mạng lưới xã hội
Tâm lý học xã hội học ·Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội (tiếng Anh: Social Stratification) là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, v.v...Khi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội, coi đó như một yếu tố cơ bản cho việc hình thành nên sự phân tầng xã hội. Một số tác giả lưu tâm đến sự biến đổi hình thức của phân tầng xã hội, và cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính chất "mở" của hệ thống xã hội. Một số tác giả khác quan tâm đến sự phân phối không đồng đều các lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, coi đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội có mối quan hệ mật thiết. Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các cá nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội.Phân tầng xã hội không có ý nghĩa tuyệt đối. Do vị thế xã hội của các nhân có thể thay đổi, từng ngày, từng giờ, có cá nhân hôm nay thuộc tầng lớp này, mai lại thuộc tầng lớp khác. Bởi vì cơ hội và lợi ích của họ không còn nằm trong tầng lớp đó nữa.