Di_động_xã_hội
Di_động_xã_hội

Di_động_xã_hội

Chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa phản thực chứng
Thuyết chức năng · Thuyết xung đột
Middle-range · Thuyết phê phán
Xã hội hóa
Định lượng · Định tính
Computational · Dân tộc ký
Đô thị · Giai cấp · Tội phạm
Văn hóa ·Lệch lạc ·Nhân khẩu học
Giáo dục ·Kinh tế ·Môi trường
Gia đình ·Giới ·Sức khỏe
Công nghiệp ·Internet ·Pháp luật
Y tế ·Chính trị · Di động xã hội
Chủng tộc & dân tộc · Rationalization ·Tôn giáo
Khoa học ·Thế tục ·Mạng lưới xã hội
Tâm lý học xã hội học ·Phân tầng xã hội
Di động xã hội (tiếng Anh: Social mobility), còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Di động xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội. Nội hàm của di động xã hội: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng lớp, giai cấp khác. Di động xã hội có thể định nghĩa như sự chuyển dịch từ một địa vị này qua một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức.