Tổng_sản_phẩm_trên_địa_bàn_(GRDP)

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất thực hiện bởi các đơn vị sản xuất thường trú trên địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam). Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theo phương pháp sản xuất. Theo đó, GRDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.[1]Từ năm 2017, Tổng cục Thống kê sẽ tập trung tính và công bố số liệu GRDP cho các địa phương. Trong năm 2017, các Cục thống kê của 63 tỉnh, thành phố đã cung cấp thông tin đầu vào của 6 tháng, cả năm theo ngành kinh tế để các Vụ Thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia tính giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế, thuế sản phẩm và GRDP. Rút ngắn khoảng cách chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương còn dưới 10%. Trước đây, sự chênh lệch này có thời kỳ lên đến 1,7 - 1,8 lần[2].Đối với Việt Nam, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của Hàng hóaDịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng, năm). Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.[3] Việc tính toán Tổng sản phẩm trên địa bàn tại Việt Nam có sự giống nhau với một số quốc gia trên thế giới.[4]Và ở Việt Nam, số liệu về Tổng sản phẩm nội địa (GDP) và Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) có những sự khác nhau về phương pháp tính và số liệu tính được.[5]