Nhà_nước_Hyderabad
Nhà_nước_Hyderabad

Nhà_nước_Hyderabad

Nhà nước Hyderabad còn được gọi là Hyderabad Deccan (cách phát âm (trợ giúp·thông tin)),[9] là một phiên vương quốc nằm ở miền Trung Nam của Ấn Độ với thủ phủ là thành phố Hyderabad. Sau khi Cộng hoà Ấn Độ thành lập, nó được chia thành bang Telangana, vùng Hyderabad-Karnataka của bang Karnataka, và vùng Marathwada của bang Maharashtra. Nhà nước được cai trị bởi các Nizam từ năm 1724 đến năm 1857, ban đầu họ là phó vương của Đế quốc Mogul trong coi vùng Deccan, vị trí tương tự như các Nawab của Bengal. Hyderabad dần trở thành phiên vương quốc đầu tiên dưới quyền tối cao của Đế quốc Anh sau khi ký một thỏa thuận liên minh phụ (Subsidiary alliance). Trong thời kỳ cai trị của Anh, vào năm 1901, bang này có doanh thu trung bình là 417.000.000 Rs (rupee bạc), khiến nó trở thành phiên vương quốc giàu có nhất ở Ấn Độ.[10] Cư dân bản địa của Hyderabad Deccan, bất kể nguồn gốc dân tộc, được gọi là "Mulki" (người đồng hương), một thuật ngữ vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.[11][12]Trong suốt thời kỳ Đế quốc Anh cai trị Tiểu lục địa Ấn Độ, Hyderabad ngoài là phiên vương quốc giàu có nhất, thì nó còn là phiên quốc có dân số đông nhất, với hơn 16.000.000 người và diện tích lớn thứ 2, chỉ xếp sau Phiên quốc Jammu & Kashmir. Vương triều Nizam của Hyderabad đã tuyên bố là một chế độ quân chủ độc lập trong những năm cuối cùng của Đế quốc Anh cai trị Ấn Độ, để nhầm tránh khỏi bị sáp nhập vào Lãnh thổ tự trị Ấn Độ hoặc Lãnh thổ tự trị Pakistan khi người Anh trao trả độc lập. Sau sự phân chia của Tiểu lục địa Ấn Độ, Hyderabad đã ký một thỏa thuận bế tắc với Lãnh thổ tự trị Ấn Độ, và đồng ý mọi thoả thuận trước đó ngoại trừ việc đóng quân của quân đội Ấn Độ trong lãnh thổ của mình. Vị trí của Hyderabad ở giữa Ấn Độ, cũng như di sản văn hóa đa dạng của nó, là động lực thúc đẩy Ấn Độ sáp nhập nhà nước này bằng vũ lực vào năm 1948.[13] Sau đó, Mir Osman Ali Khan, Nizam thứ 7 của Hyderabad, đã ký một văn kiện gia nhập Ấn Độ.[14]

Nhà_nước_Hyderabad

Dân số  
Đơn vị tiền tệ Rupee Hyderabad
• Annexation by India[8] 18 September 1948
• Đạo luật tổ chức lại các tiểu bang 01/11/1956
• 1911–56 Osman Ali Khan, Asaf Jah VII (cuối cùng, cũng là Rajpramukh từ năm 1950)
Thời kỳ .
• Telangana Rebellion 1946
Hiện nay là một phần của Ấn Độ
Ngôn ngữ thông dụng Telugu (48.2%)
Urdu (10.3%)[2]
Marathi (26.4%)
Kannada (12.3%)[3]
Thủ đô Aurangabad (1724–1763)
Hyderabad (1763–1948)
• 1724–1730 Iwaz Khan (đầu tiên)
Tôn giáo chính Hindu (81%)
Hồi giáo (13% và tôn giáo quốc gia)[4]
Cơ đốc giáo và khác (6%) (spread among Anglo-Indian population expanding to Secunderabad and Hyderabad) [5]
Chính phủ Independent/Mughal Successor State (1724–1798)[6][7]
Princely State (1798–1950)
• Thành lập 1724
• 1720–48 Nizam-ul-Mulk, Asaf Jah I (đầu tiên)
Vị thế Independent/Mughal Successor State (1724–1798)
Phiên vương quốc of Ấn Độ thuộc Anh (1798–1947)
Trạng thái không được công nhận (1947–1948)
Ngôn ngữ chính thức Ba Tư (1724–1886)[1]
Urdu (1886–1948)
Nizam của Hyderabad  
• 1947–1948 Mir Laiq Ali (sau cùng)
Diện tích  
• 1941 16,340,000
Thủ tướng