Ngày_châu_Âu_tưởng_niệm_các_nạn_nhân_của_chủ_nghĩa_Stalin_và_chủ_nghĩa_Quốc_Xã
Ngày_châu_Âu_tưởng_niệm_các_nạn_nhân_của_chủ_nghĩa_Stalin_và_chủ_nghĩa_Quốc_Xã

Ngày_châu_Âu_tưởng_niệm_các_nạn_nhân_của_chủ_nghĩa_Stalin_và_chủ_nghĩa_Quốc_Xã

Ngày Âu Châu tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Quốc xã, còn được biết tới như Ngày dải băng Đen tại một vài quốc gia,[1] mà được cử hành vào ngày 23 tháng 8, là ngày tưởng niệm quốc tế cho nạn nhân các ý thức hệ toàn trị, đặc biệt chủ nghĩa Cộng sản/chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Phát xítchủ nghĩa Quốc xã.Ngày 23 tháng 9 năm 2008, 409 thành viên của nghị viện châu Âu đã ký một tuyên bố ủng hộ hình thành "một ngày mà toàn Âu Châu tưởng niệm các nạn nhân của tất cả các chế độ toàn trịchuyên chế", để được tưởng nhớ một cách nghiêm trọng và công bằng.[2] Vào ngày 2 tháng 4 năm 2009 quyết định tuyên bố ngày này đã được 533 phiếu chập nhận (44 phiếu chống và 33 phiếu trắng).[3]"[4][5] và đã được cử hành hàng năm bởi các bộ phận Liên minh châu Âu từ 2009.[6][7][8] Nghị quyết Nghị viện châu Âu ngày 2 tháng 4 năm 2009 về lương tâm châu Âu và chủ nghĩa toàn trị, được hỗ trợ bởi đảng nhân dân châu Âu, Liên minh tự do và dân chủ cho châu Âu, Liên minh tự do các đảng Xanh châu Âu, và Liên minh các quốc gia cho châu Âu, kêu gọi thành lập nó ở khắp mọi nơi ở châu Âu. Việc thiết lập ngày 23 tháng 8 là một ngày tưởng niệm quốc tế cho nạn nhân các chế độ toàn trị cũng được ủng hộ bởi Tuyên bố Vilnius 2009 của hội đồng quốc hội của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.[9]Ngày 23 tháng 8 được chọn trùng với ngày ký hiệp ước Xô-Đức, qua đó Liên XôĐức Quốc xã đã đồng ý để chia Đông Âu với nhau, một biến cố được mô tả bởi chủ tịch nghị viện châu Âu Jerzy Buzek ở vào năm 2010 như là "sự thông đồng giữa 2 mô hình chủ nghĩa toàn trị tệ hại nhất trong lịch sử loài người."[6] Ngày tưởng niệm bắt nguồn từ những cuộc phản đối được tổ chức tại các thành phố phương Tây chống lại tội ác và việc chiếm đóng của Liên Xô vào thập niên 1980, đề xướng bởi các người tị nan ở Canada tới từ các nước bị chiếm đóng bởi Liên Xô, và đã lên tới cực điểm ở Con đường Baltic, một cuộc biểu tình chính trong các cuộc cách mạng năm 1989 mà đã góp phần giải phóng các nước Baltic.Mục đích của ngày tưởng niệm này là để bảo tồn các ký ức về nạn nhân các cuộc đi đày và hủy diệt tập thể; trong khi cổ vũ cho những tư tưởnggiá trị là tự do, dân chủ và nhân quyền với mục đích củng cố hòa bình và sự ổn định tại Âu Châu.[10]Ngày 23 tháng 8 cũng được chính thức công nhận bởi Canada và Hoa Kỳ, nơi nó được biết tới như là Ngày dải băng Đen.[11]

Ngày_châu_Âu_tưởng_niệm_các_nạn_nhân_của_chủ_nghĩa_Stalin_và_chủ_nghĩa_Quốc_Xã

Tần suất hàng năm
Cử hành bởi Liên minh châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác
Kiểu Quốc tế
Ngày 23 tháng 8
Ý nghĩa Ngày tưởng niệm cho các nạn nhân của các chế độ toàn trị và chuyên chế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngày_châu_Âu_tưởng_niệm_các_nạn_nhân_của_chủ_nghĩa_Stalin_và_chủ_nghĩa_Quốc_Xã http://www.ctv.ca/CTVNews/Canada/20091201/black_ri... http://www.eesti.ca/2013-national-black-ribbon-day... http://www.eesti.ca/index.php?op=article&articleid... http://www.ucc.ca/2010/08/16/central-and-eastern-e... http://www.croatiantimes.com/news/General_News/ng%... http://www.kyivpost.com/news/russia/detail/74749/ http://www.novinite.com/view_news.php?id=119424 http://www.todayonline.com/BreakingNews/EDC110823-... http://www.torontosun.com/2011/08/23/victims-of-to... http://www.vm.ee/?q=et/node/5720