Chủ_nghĩa_chuyên_chế
Chủ_nghĩa_chuyên_chế

Chủ_nghĩa_chuyên_chế

Chủ nghĩa chuyên chế theo khoa học chính trị là một hình thức chính quyền độc tài, đứng giữa chế độ dân chủ và độc tài toàn trị. Đó là một hình thức chính phủ[1][2][3] có đặc điểm là đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối, không thắc mắc, mù quáng[4] với chính quyền, đối ngược với một chính phủ tôn trọng tự do cá nhân.[5]Theo Juan Linz chủ nghĩa chuyên chế có 3 đặc điểm trọng yếu (1975): Giới hạn đa nguyên là đặc điểm chính. Thẩm quyền của những người hoạt động chính trị và xã hội bị lệ thuộc rất nhiều bởi những người lãnh đạo chuyên chế.Việc thiếu một ý thức hệ rõ ràng làm yếu khả năng huy động quần chúng. Người dân thiếu sự gắn bó xúc cảm với hệ thống. Bởi vậy các chế độ chuyên chế diễn giảng chính sách của họ một cách thực dụng và cùng lúc cố gắng ép buộc những đạo đức tổng quát như yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, hiện đại hóa và trật tự.