Ngày_Chủ_nhật_đẫm_máu
Ngày_Chủ_nhật_đẫm_máu

Ngày_Chủ_nhật_đẫm_máu

Ngày Chủ Nhật đẫm máu hay Ngày Chủ Nhật đỏ[1] (tiếng Nga: Крова́вое воскресе́нье, chuyển tự. Krovávoye voskresén'e, IPA [krɐˈvavəɪ vəskrʲɪˈsʲenʲjɪ]) là tên của một loạt các sự kiện xảy ra trong Chủ Nhật, ngày 22 tháng 1 năm 1905 tại Saint Petersburg, Nga, khi những người biểu tình không được vũ trang, dẫn đầu bởi cha Georgy Gapon, bị bắn bởi binh lính của đội cận vệ hoàng gia khi họ đang tiến đến Cung điện mùa đông để đưa ra kiến nghị đối với Sa hoàng Nikolai II của NgaNgày chủ nhật đẫm máu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Quân chủ chuyên chế Sa hoàng đang cai trị nước Nga: sự kiện này ở St. Peterburg gây ra sự phẫn nộ trong công chúng và một loạt các cuộc đình công lớn lan rộng tại các trung tâm công nghiệp của Đế quốc Nga. Thảm sát trong ngày chủ nhật đẫm máu được xem là khơi mào cho Cách mạng Nga (1905). Ngoài Cách mạng Nga 1905, sử gia như Lionel Kochan trong cuốn sách của mình "Cách mạng Nga 1890-1918" còn xem sự kiện này như là một trong những sự kiện chính dẫn đến cuộc Cách mạng Nga (1917).

Ngày_Chủ_nhật_đẫm_máu

Hình thức Diễu hành biểu tình
Kết quả Giải tán đám diễu hành của công nhân; bắt đầu cuộc cách mạng Nga năm 1905
Địa điểm
Ngày 22 tháng 1 [lịch cũ 9 tháng 1] năm 1905
Mục tiêu Để gửi kiến nghị tới Sa hoàng Nikolai II của Nga, kêu gọi cải cách như là: hạn chế về quyền lực của các quan chức nhà nước, cải thiện điều kiện và giờ làm việc, và tạo lập một quốc hội quốc hội