Mullit
Mullit

Mullit

Mullit hay porcelainit[5] là một khoáng vật silicat hiếm, với công thức Al(4+2x)Si(2-2x)O(10-x) hay (2+x)Al2O3.(2-2x)SiO2, với x = 0,17 đến 0,59. Nó là hợp chất không lượng pháp và có thể coi là tồn tại trong một khoảng dung dịch rắn.[6]Nó có thể tạo ra hai dạng lượng pháp là: 3Al2O3.2SiO2 (x = 0,25) và 2Al2O3.SiO2 (x = 0,4). Điều bất thường là mullit không có điện tích cân bằng các cation có mặt. Kết quả là có 3 vị trí nhôm khác biệt: 2 tứ diện bóp méo và 1 bát diện.Mullit được mô tả lần đầu tiên năm 1924 cho biểu hiện khoáng vật trên đảo Mull, Scotland.[4] Nó xuất hiện dưới dạng các thể vùi sét trong đá núi lửa trên đảo Mull, các thể vùi trong sillimanit trong tonalit tại Val Sissone, Italia và với các loại đá tựa corundit (đá bột mài) ở Argyllshire, Scotland.[2]

Mullit

Tính trong mờ Trong suốt, trong mờ
Ô đơn vị a = 7,5785(6) Å,
b = 7,6817(7) Å,
c = 2,8864(3) Å; Z = 1
Màu Không màu đến trắng, vàng, tím, hồng nhạt, đỏ hay xám
Công thức hóa học Al(4+2x)Si(2-2x)O(10-x); x = 0,17 đến 0,59.
Nhóm không gian Pbnm, Pnnm
Lớp tinh thể Chóp đôi (mmm)
H-M: (2/m 2/m 2/m)
Phân tử gam 319,54 g/mol (x = 0,4)
Độ cứng Mohs 6 đến 7
Đa sắc Không màu
Màu vết vạch Trắng
Phân loại Strunz 9.AF.20
Khúc xạ kép δ = 0,012 – 0,026
Hệ tinh thể Trực thoi
Thuộc tính quang Lưỡng trục (+)
Tỷ trọng riêng 3,11-3,26
Dạng thường tinh thể Tinh thể từ lăng trụ đến hình kim
Góc 2V Đo đạc: 20° đến 50°
Tham chiếu [1][2][3][4]
Ánh Thủy tinh
Vết vỡ Giòn, như thủy tinh và hầu hết các khoáng vật phi kim.
Thể loại Nesosilicat
Chiết suất nα = 1,642 – 1,653 nβ = 1,644 – 1,655 nγ = 1,654 – 1,679
Cát khai Tốt trên [010]