Maria_Theresia_của_Áo
Maria_Theresia_của_Áo

Maria_Theresia_của_Áo

Maria Theresia Walburga Amalia Christina (tiếng Đức: Maria Theresia [maˈʀiːa teˈʀeːzi̯a]; 13 tháng 5, năm 1717 - 29 tháng 11, năm 1780) là một thành viên và cũng là Nữ quân vương duy nhất của Nhà Habsburg, một gia tộc lớn ở Châu Âu, liên tiếp nhiều năm giữ tước vị Hoàng đế của Thánh chế La Mã. Từ một Nữ đại công tước nước Áo, bà trở thành người trị vì của Đại Công quốc Áo, cùng các Vương quốc trong khối tài sản của gia tộc Habsburg như Hungary, Croatia, Bohemia, Mantova, Milan, Hợp quốc Lodomeria - Galicia, Austrian NetherlandsParma. Qua cuộc hôn nhân với Franz I của Đế quốc La Mã Thần thánh, bà trở thành Công tước phu nhân của xứ Lorraine, Đại công tước phu nhân xứ Tuscany và quan trọng nhất là Hoàng hậu của Đế quốc La Mã Thần thánh.Con gái cả của Hoàng đế Karl VI của La Mã Thần thánh và Hoàng hậu Elisabeth Christine của Brunswick-Wolfenbüttel, Maria Theresia không có bất kỳ một người anh em trai nào để có thể thừa kế ngai vàng sau khi cha bà mất. Vì vậy vào năm 1713, hoàng đế Karl VI đã ban bố một đạo luật theo đó công nhận Maria Theresia sẽ là người kế vị của vương triều và thừa kế toàn bộ đất đai của vương quốc sau khi ông qua đời. Đạo luật này đã gây ra nhiều tranh cãi tại châu Âu lúc bầy giờ vì theo truyền thống, người kế vị ngai vàng thường phải là nam. Trong khi rất nhiều nước quân chủ Bắc Âu đã công nhận đạo luật thì Quốc vương Friedrich II Đại Đế của nước Phổ đã quyết định chống lại. Năm 1740, khi Maria Theresia vừa lên ngôi sau khi cha qua đời thì vua Friedrich II Đại Đế đã phát động cuộc chiến tranh Silesia lần thứ nhất[1] để chống lại bà. Vào thời điểm đó, bà mới 23 tuổi. Với những chiến bại của Quân đội Áo trong trận Mollwitz (1741) và trận Chotusitz, bà phải làm hòa với nước Phổ, chịu mất tỉnh Silesia - tỉnh giàu có nhất của vị Hoàng hậu trẻ tuổi.[2][3] Nhưng sau đó bà liên tục thắng trận trước các đồng minh của vua Friedrich II Đại Đế, để rồi ông phải thân chinh đánh xứ Bohemia vào năm 1744, nhưng không thành công. Bà toan chiếm lại tỉnh Silesia,[4] nhưng Quân đội Áo bị đánh tan tác trong trận đánh tại Trận Hohenfriedberg.[5] Chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, cho đến năm 1745 thì nước Áo thất bại hoàn toàn, phải ký kết Hiệp định Dresden.[6]Trong cuộc chiến tranh Bảy năm từ năm 1756 cho đến năm 1763, để chiếm lại tỉnh Silesia,[7] bà liên minh với nước Đế quốc NgaVương quốc Pháp để chống lại Quốc vương Friedrich II, người có Anh Quốc giúp sức[3][8]. Vào năm 1756, để bảo vệ đất nước,[9] nhà vua nước Phổ tiến hành chinh phạt xứ Sachsen và đánh trận đầu tiên tại Lobositz với Quân đội Áo,[10] trận chiến này cho thấy Quân đội Áo rút ra không ít kinh nghiệm sau thất bại trong cuộc chiến tranh Silesia lần thứ nhất và thứ hai.[11] Vào năm 1758, Quân đội Áo đánh tan tác quân Phổ trong trận Hochkirch, nhưng vua Friedrich II Đại Đế giành lại thế thượng phong.[12] Vào năm 1761, bà quyết định đưa Vương quốc Phổ của Vương triều Brandenburg trở thành một cường quốc hạng hai như xưa, chứ không phải là cường quốc như hiện nay.[13] Nhưng vào năm 1762, quân Phổ thắng trận, và vào năm 1763, cả nước Áo lẫn Phổ đều kiệt quệ và mất đồng minh, cuộc chiến tranh tàn khốc chấm dứt với chiến thắng của nước Phổ.[14][15]Do không có quyền kế vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, Maria Theresia đã quyết định cưới Franz, vốn là Công tước của xứ Lorraine vào năm 1736 và nhường ngôi vị cho chồng. Bằng cách này, bà vừa có đồng minh, vừa đảm bảo được chính quyền nhà Habsburg vẫn nắm Đế quốc La Mã Thần thánh, và bản thân bà vẫn nắm thực quyền cai quản đế chế rộng lớn này thông qua dòng dõi và tầm ảnh hưởng. Khác với những cuộc hôn nhân hoàng gia khác, Maria Theresia đã tự lựa chọn người chồng tương lai cho mình thông qua việc xem xét lợi ích hôn nhân. Trong suốt cuộc đời của mình, Maria Theresia đã sinh tổng cộng 16 người con, gồm 11 con gái và năm con trai. Người con gái trẻ nhất của Maria Theresia là Marie Antonia, hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là Marie Antoinette, là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử Châu Âu vào cuối thế kỉ 18.Sau khi chồng mình qua đời, con trai của Maria Theresia là Hoàng đế Joseph II (đế quốc La Mã Thần thánh) lên ngôi. Với tư cách của một Hoàng thái hậu, Maria Theresia vẫn tiếp tục can thiệp vào việc cai trị đất nước của con trai và điều này đã dẫn đến những bất hòa giữa hai mẹ con. Tuy nhiên trước khi mất, Maria Theresia đã cho phép con trai nắm lại thực quyền cai trị đất nước. Maria Theresia đã góp phần xây dựng những cải cách tài chínhgiáo dục. Kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh dưới sự cai trị của bà. Bên cạnh đó, Maria Theresia còn tổ chức lại quân đội, cải thiện sức mạnh quân sự của nước Áo. Quân đội Áo yêu quý bà, bà sở hữu vốn kiến thức sâu rộng về quân sự và chiến lược, thậm chí còn là một vị lãnh tụ quân sự sáng tạo hơn cả vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Tuy nhiên, bà chưa hề thống lĩnh Quân đội Áo.[16]Bà được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất của vương triều Habsburg trong thế kỉ 18. Bà qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1780, và tuy Quốc vương Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng về thể lực trước kẻ cựu thù của ông, ông không lấy gì làm tự hào:[17]

Maria_Theresia_của_Áo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Maria_Theresia_của_Áo http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10200447 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/473697/P... http://mariaTheresia.com/children.html http://www.nndb.com/people/157/000085899/ http://departments.kings.edu/womens_history/mariat... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://www.pinn.net/~sunshine/whm2001/maria.html http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p070559406 http://www.newadvent.org/cathen/09662d.htm