Lịch_sử_Israel
Lịch_sử_Israel

Lịch_sử_Israel

Bài Lịch sử Israel này viết về lịch sử quốc gia Israel hiện đại, từ khi được tuyên bố thành lập năm 1948 cho tới tới hiện tại. Nền độc lập của Nhà nước Israel hiện đại đã được hoàn thành năm 1948 sau hơn 60 năm nỗ lực của các nhà lãnh đạo phái Zion (Chủ nghĩa lập quốc Do Thái) nhằm thiết lập chủ quyền và quyền tự quyết trên một Tổ quốc Quốc gia Do Thái.Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người La Mã năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số.Tuy nhiên, từ thời Holocaust, chủ nghĩa Do Thái đã lấn át trong những người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionist). Hiện hay, tất cả những người theo phái Cải cách, Bảo thủ và Chính thống đều là người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái; và thậm chí những người Do Thái Haredi đã thay đổi từ chống Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chống đối tích cực Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) thành không theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (giữ thái độ trung lập với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.) Những phong trào không theo Phục quốc Do Thái hiện nay rất hiếm thấy.Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman với đa số dân Hồi giáoẢ rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouin và các dân tộc thiểu số khác.Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv, ở nửa sau thế kỷ 19 xuất hiện một hình thức nhập cư Do Thái mới, đa số là những người cánh tả theo chủ nghĩa xã hội với mục tiêu đòi lại đất đai bằng cách lao động trên đó.Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Tuyên bố này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền ủy trị Palestine.Vào những năm 1920, việc nhập cư của những người Do thái diễn ra khá chậm chạp. Những biến động chính trị gây ra bởi sự khủng bố của Đức Quốc xã tại châu Âu đã làm gia tăng nhanh chóng làn sóng nhập cư vào những năm 1930, cho đến khi Anh Quốc ban hành lệnh phong tỏa vào năm 1939.Chứng kiến sự tàn sát người Do thái của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giúp đỡ người Do thái thoát khỏi sự phong tỏa của Anh Quốc để định cư tại Jerusalem.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới sự ủy trị của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc.Cuộc di cư của người Do Thái tăng dần từ thập niên 1920; về căn bản cuộc di cư này tăng chủ yếu trong thập niên 1930, vì sự bất ổn chính trị tại châu Âu với cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức đang diễn ra ở thời điểm đó, tới khi những biện pháp hạn chế được Anh Quốc đưa ra năm 1939. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự hầu như tuyệt chủng của người Do Thái tại châu Âu với nguyên nhân từ Phát xít Đức, sự ủng hộ quốc tế cho những người Do Thái đang tìm kiếm nơi định cư tại Palestine khiến các nỗ lực của Anh nhằm ngăn chặn làn sóng này không còn kết quả.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã thông báo ý định rút lui khỏi lãnh thổ ủy trị Palestine của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành hai nhà nước, một nhà nước Ả rập và một nhà nước Do Thái, với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối nó. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine (tuy nhiên, họ không bị một ràng buộc pháp lý nào với việc chấp nhận kế hoạch bởi các nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính bắt buộc).Bạo lực giữa cộng đồng Ả rập và Do thái nổ ra hầu như ngay lập tức sau đó. Tới cuối thời kỳ ủy trị của Anh, người Do Thái dự định tuyên bố thành lập một nhà nước riêng rẽ, một động thái mà người Ả rập quyết tâm ngăn chặn. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, những lực lượng Anh cuối cùng rời khỏi Palestine, và người Do Thái, dưới sự chỉ đạo của David Ben Gurion, đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, theo Kế hoạch phân chia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Israel http://books.google.com.au/books?id=0VG67yLs-LAC&p... http://books.google.com.au/books?id=8WkbUkKeqcoC&d... http://books.google.com.au/books?id=VtAmmwapfVAC&p... http://books.google.com.au/books?id=hd28MdGNyTYC&p... http://books.google.com.au/books?id=uDijjc_D5P0C&d... http://books.google.com.au/books?id=yYS4VEu08h4C&d... http://books.google.com.au/books?id=zFhvECwNQD0C&d... http://users.skynet.be/terrorism/html/israel_susan... http://www.jewishsf.com/bk970221/etdown.htm http://www.zionism-israel.com/photos.htm