Kính_thiên_văn_không_gian_James_Webb
Kính_thiên_văn_không_gian_James_Webb

Kính_thiên_văn_không_gian_James_Webb

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đang được chế tạo và dự kiến phóng lên vào ngày 30 tháng 3 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubblekính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn họcvũ trụ học.[5] Một mục tiêu quan trọng đó là quan sát những thiên thể ở xa nhất trong Vũ trụ, vượt phạm vi khả năng nghiên cứu của các thiết bị mặt đất và kính viễn vọng không gian hiện tại. Chúng bao gồm những ngôi sao đầu tiên, kỷ nguyên tái ion hóa, và sự hình thành của các thiên hà đầu tiên. Một mục tiêu khác đó là tìm hiểu sự hình thành saohành tinh. Để làm điều đó, JWST sẽ chụp ảnh các đám mây phân tử và các cụm mây hình thành sao, nghiên cứu các đĩa khí bụi bao quanh các sao trẻ, chụp ảnh trực tiếp các hành tinh, và ghi lại phổ của bầu khí quyển các hành tinh đi ngang qua ngôi sao mẹ.Dự án khởi phát từ 1996,[6] là sự hợp tác phát triển giữa 17 quốc gia[7] dẫn đầu bởi NASA cùng với những đóng góp quan trọng từ cơ quan không gian châu Âucơ quan không gian Canada. Nó được đặt tên theo James E. Webb, nhà lãnh đạo thứ hai của NASA, người đóng vai trò tổng hợp đối với chương trình A pollo.[8]Dự án JWST đã có nhiều lần bị trì hoãn và bị đội chi phí. Lúc đầu người ta ước lượng ngân sách cho dự án kính thiên văn này vào khoảng 1,6 tỷ $ và thời điểm phóng vào năm 2011. NASA đã nhiều lẫn điều chỉnh thời điểm phóng và hiện tại là vào năm 2021. Năm 2011, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấm dứt tiếp tục ngân sách cho dự án sau khi khoảng 3 tỷ $ đã được chi tiêu và 75% thiết bị phần cứng của kính đã được chế tạo.[9] Ngân sách được khôi phục với sự thỏa hiệp pháp lý từ Thượng viện Hoa Kỳ, và dự định ngân sách cho chương trình vào khoảng 8,8 tỷ $.[10] Tính đến tháng 12 năm 2014[cập nhật], chương trình vẫn nằm trong tiến độ và phạm vi ngân sách được phê duyệt, nhưng với rủi ro sẽ chậm trễ thời điểm phóng.[11]

Kính_thiên_văn_không_gian_James_Webb

Dạng nhiệm vụ Thiên văn học
Tiêu cự 131,4 m (431 ft)
Tên lửa Ariane 5 ECA
Diện tích thu nhận 25 m2 (270 sq ft)
Chế độ Quỹ đạo quanh Mặt Trời
Kiểu gương kính viễn vọng Korsch
Nhà đầu tư NASA / ESA / CSA / STScI[1]
Website jwst.nasa.gov
sci.esa.int/jwst
stsci.edu/jwst
Băng thông Băng S tải lên: 16 kbit/s
Băng S tải xuống: 40 kbit/s
Băng Ka tải xuống: lên tới 28 Mbit/s
Dải tần băng S (hỗ trợ điều khiển)
băng Ka (thu dữ liệu)
Địa điểm phóng Kourou ELA-3
Thời gian nhiệm vụ 5 năm (thiết kế)
10 năm (mục tiêu)
Bước sóng từ 0,6 µm (da cam)
tới 28,5 µm (hồng ngoại trung)
Kích thước ba chiều 20,1 m × 7,21 m (65,9 ft × 23,7 ft) (tấm che Mặt Trời)
Nhà sản xuất Northrop Grumman
Ball Aerospace
Đường kính 6,5 m (21 ft)
Nhà thầu chính Arianespace
Tên Kính thiên văn không gian James Webb
Kỷ nguyên chưa thực hiện
Trọng lượng phóng 6.500 kg (14.300 lb)[2]
Ngày phóng 30 tháng ba năm 2021 (dự định)[3]
Chu kỳ quỹ đạo 6 tháng
Củng điểm quỹ đạo 1.500.000 km (930.000 mi)[4]
Hệ quy chiếu điểm L2 Mặt Trời-Trái Đất

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kính_thiên_văn_không_gian_James_Webb http://www.asc-csa.gc.ca/eng/satellites/jwst/ http://www.baltimoresun.com/health/maryland-health... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1512221 http://www.nasaspaceflight.com/2015/01/jwst-hardwa... http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn7423 http://www.reuters.com/article/2011/11/16/us-usa-s... http://ircamera.as.arizona.edu/MIRI/page2.htm http://ircamera.as.arizona.edu/nircam/ http://www.stsci.edu/jwst/ http://id.loc.gov/authorities/names/nr97043411