Hạ_viện_Hoa_Kỳ
Hạ_viện_Hoa_Kỳ

Hạ_viện_Hoa_Kỳ

Viện Dân biểu Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States House of Representatives), còn gọi là Hạ viện Hoa Kỳ, là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ; viện kia là Thượng viện Hoa Kỳ. Thành phần và quyền lực của Thượng viện và Hạ viện được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang có số đại diện tại Hạ viện theo tỉ lệ dân số nhưng theo luật định mỗi tiểu bang được có ít nhất một dân biểu. Tiểu bang đông dân nhất, California, hiện thời có 53 dân biểu. Tổng số dân biểu có quyền biểu quyết hiện tại là 435.[1] Mỗi dân biểu phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện, và được các thành viên của Hạ viện bầu lên.Vì thành viên của Hạ viện (còn gọi là Dân biểu) thông thường được bầu từ các khu vực nhỏ hơn (các khu vực này có dân số trung bình khoảng 693.000 cư dân) và thường thường đồng nhất hơn so với các khu vực bầu cử lớn hơn và phức tạp hơn của Thượng viện nên Hạ viện được xem là một viện quốc hội thiên về đảng phái hơn. Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.Hạ viện họp ở cánh phía nam của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ.

Hạ_viện_Hoa_Kỳ

Mô hình
Bầu cử vừa qua 3 tháng 1 năm 2019
Số ghế 435 dân biểu có quyền biểu quyết
6 đại biểu không có quyền biểu quyết
Nhiệm kỳ 2 năm
Chủ tịch
Nancy Pelosi (Dân chủ)
Từ 3 tháng 1 năm 2019
Tái phân chia khu vực Các nghị viện tiểu bang hoặc ủy ban tái phân chia khu, tùy tiểu bang
Hệ thống đầu phiếu First-past-the-post
Chính đảng Đa số (235)
Thiểu số (199)
Trống (1)
Bầu cử tiếp theo 3 tháng 1 năm 2020
Lãnh tụ thiểu số
Kevin McCathy (Cộng hòa)
Từ 3 tháng 1 năm 2019
Lãnh tụ đa số
Steny Hoyer (Dân chủ)
Từ 3 tháng 1 năm 2019
Kỳ họp mới bắt đầu 3 tháng 1, 2019 (2019-01-03)