Kiến_trúc_Nga
Kiến_trúc_Nga

Kiến_trúc_Nga

Kiến trúc Nga kế tục một truyền thống khởi nguồn từ kiến trúc gỗ xa xưa của người Nga (chứa đựng nhiều thành tố bản địa) và từ kiến trúc của nước Nga Kiev (Kievan Rus'), với hai trung tâm là Veliky NovgorodKiev[1]. Từ thời nước Nga Kiev, Đế chế Byzantine đã có những ảnh hưởng tới kiến trúc và văn hóa Nga[2]. Nói cách khác, kiến trúc Nga phát triển độc lập và chứa những yếu tố mang tính quốc gia và địa phương rất đặc trưng[2]. Sau khi thành Kiev sụp đổ trước quân Mông Cổ, kiến trúc Nga tiếp tục tồn tại ở các công quốc Vladimir-Suzdal, Novgorod - những tiểu quốc kế tục Sa quốc Nga. Những nhà thờ lớn của nước Nga Kiev, được xây dựng sau khi nước Nga chính thức theo Ki-tô giáo vào năm 988, chính là những ví dụ đầu tiên về công trình kiến trúc đồ sộ tại khu vực Đông Slav. Những nhà thờ Chính Thống giáo phương Đông đầu tiên chủ yếu làm từ gỗ, hình thức rất đơn giản. Nhà thờ chính tòa (cathedral) thường có nhiều mái vòm nhỏ, điều này giúp các sử gia phần nào hình dung được hình dáng đền thờ đa thần của người Slav.Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia ở Novgorod (1044-1052) mang tới một phong cách mới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc nhà thờ Nga. Tường dày mộc mạc, cửa sổ hẹp và nhỏ rất giống kiến trúc Romanesque ở Tây Âu. Hình dạng các mái vòm hình củ hành là đặc trưng dễ nhận của kiến trúc Nga[3]. Sự xa rời khuôn mẫu kiến trúc Byzantine hiển hiện rõ ràng ở các nhà thờ xây dựng sau này tại Novgorod: Nhà thờ Thánh Nicholas (1113), Nhà thờ Thánh Anthony (1117–19), và Nhà thờ Thánh George (1119). Kiến trúc thế tục của nước Nga Kiev còn tồn tại rất ít. Tính đến thế kỷ 20, chỉ còn Cổng Vàng thành Vladimir có thể được xem là công trình kiến trúc thực sự của thời tiền-Mông Cổ, mặc dù công trình này đã trải qua khá nhiều tu sửa vào thế kỷ 18. Vào thập niên 1940, nhà khảo cổ học Nikolai Voronin phát hiện phế tích trong tình trạng khá tốt của cung điện Andrei Bogolyubsky tại Bogolyubovo (xây trong khoảng từ 1158 đến 1165).Thời Mông Cổ xâm lăng, thành phố Novgorod may mắn vẫn giữ được nếp kiến trúc. Những nhà thờ đầu tiên được các công tước ủy thác xây dựng. Tuy nhiên, sau thế kỷ 13, thương nhân, phường hội và dân chúng tự đứng lên xây dựng nhà thờ. Cư dân thành Novgorod hồi thế kỷ 13 nổi danh vì sự khôn ngoan, cần cù và giàu có, mở rộng vùng sinh sống từ Baltic tới Bạch Hải. Mãi cho tới những năm đầu thế kỷ 12, kiến trúc Novgorod mới bắt đầu nở rộ. Nhà thờ chính tòa Sophia Novgorod bắt chước kiến trúc nhà thờ Thánh Sophia ở Kiev; cả hai khá tương đồng về hình dáng, nhưng Sophia Novgorod nhỏ hơn, hẹp hơn và những mái vòm hình củ hành đã thay thế mái vòm cupola. Thợ xây đến từ Kiev giám sát quá trình xây dựng nhà thờ này, họ cũng đưa gạch đến. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá phiến tự nhiên (field stone) và đá vôi khối chưa qua cắt gọt. Người ta cho rằng bên trong nhà thờ được trang hoàng bằng tranh bích họa (fresco), nhưng hiện nay tất cả đều đã mờ mất hết. Cửa ra vào làm từ đồng.Nhà thờ của tu viện Yuriev được công tước Vsevolod thành Pskov giao xây dựng năm 1119. Kiến trúc sư là Nghệ nhân Peter, một trong vài kiến trúc sư thời kỳ này ở Nga đã được sử sách ghi chép lại. Bên ngoài mở ra các cửa sổ hẹp và trổ những hốc tường đôi, cứ thế lặp lại rất nhịp nhàng trên mặt chính của công trình. Tường bên trong vươn tới chiều cao 20 mét. Các cột trụ dựng gần nhau, càng tăng cảm giác về chiều cao của vòm trần nhà. Bên trong trang hoàng tranh bích họa do các công xưởng của công tước thực hiện, bao gồm một số những bức tranh thuộc hàng hiếm nhất thời bấy giờ.Nhà thờ Biến hình của Chúa Cứu thế là công trình tưởng niệm hiệp sĩ huyền thoại IIya Muromets. Trong thời Mông Cổ xâm lăng, Ilya được cho là người đã cứu thành phố này. Nhà thờ xây nên để tưởng niệm ông vào năm 1374, trên đường Elijah. Trong thời kỳ này, thành quốc Novgorod thiết lập một giáo khu riêng dành cho các công tước, từ đó chia thành phố ra thành hàng loạt đường phố. Cửa sổ của nhà thờ này được thiết kế chi tiết hơn, các hốc tường sâu hơn và mái vòm được tôn lên bằng bờ mái dốc.Một nhà thờ khác trông rất giống Nhà thờ Biến hình là nhà thờ Thánh Peter và Paul ở Kozhevniki, xây năm 1406 và sự khác nhau chủ yếu giữa hai nhà thờ này nằm ở vật liệu xây dựng. Chi tiết nhà thờ tập trung ở mặt phía tây và phía nam. Các mô-típ trang trí mới trên gạch xuất hiện ở thời kỳ này. Gạch cũng được sử dụng để làm trụ bổ tường (pilaster), tạo nên những phần nổi trên mặt chính công trình.