Kinh_tế_Ấn_Độ

Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007).[27] Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9,4% trong năm tài chính 2006–2007.[28] Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa (ước năm 2007).[29] Ngân hàng Thế giới hiện xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.[30]Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới một thời đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh (back office) của các công ty toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing (đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàuhàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn.Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thươngđầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư. Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc mở cửa một số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn liền với những tranh cãi chính trị.Ấn Độ đối mặt với một dân số tăng nhanh và đòi hỏi giảm bất bình đẳng kinh tế xã hội. Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm đáng kể kể từ khi quốc gia này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế.

Kinh_tế_Ấn_Độ

Chi ₹38.09 nghìn tỷ (US$590 billion) (2016,IMF)[23]
NIIP -$363 tỉ (tính đến 31 tháng 3 năm 2015)[20]
( -$26.2 billion YoY)
Xếp hạng GDP 7th (danh nghĩa) / 3th (PPP)
FDI Dòng vốn: $261.7 tỉ
Outflows: $129.8 tỉ (2014 est.)
Nợ công 64.9% của GDP (2014)[21]
Tổng nợ nước ngoài $461.9 tỉ (tính đến 31 tháng 12 năm 2014)[19]
($34.53 billion YoY)
Đối tác NK  Trung Quốc 12.7% (2014)[16]
 Liên minh châu Âu 10.5%
 Ả Rập Saudi 7.1%
 UAE 5.9%
 Thụy Sĩ 4.6%
GDP $2.250 tỉ (danh nghĩa; 2016)[1]
$8729 tỉ (PPP; 2016)[1]
Tài khoản vãng lai 1.3% của GDP ($27.5 tỉ) (2014–2015)[18]
Tỷ lệ nghèo 21.3% dân số sống dưới mức nghèo khổ[9]
Tiền tệ Rupee Ấn Độ (INR) (₹) = 100 Paise
Đối tác XK  Liên minh châu Âu 16.3%(2014)[16]
 Hoa Kỳ 13.4%
 UAE 10.4%
 Trung Quốc 4.2%
 Hồng Kông 4.2%
Lạm phát (CPI) CPI: 5.77% (tháng 6 năm 2016)[6]
WPI:1.62% (tháng 6 năm 2016)[7]
Thu ₹31.98 nghìn tỷ (US$500 billion) (2016,IMF)[23]
Mặt hàng NK dầu thô, vàng và đá quý, điện tử, hàng công nghiệp,[17] hóa chất, nhựa, than đá và quặng, sắt và thép, dầu thực vật và các hàng hóa khác[14]
Thất nghiệp 3% Đô thị
2% Nông thôn
Tổng cộng=10.8 triệu
(2013, phương pháp NSSO)[12]
Hệ số Gini 33.9 (2009)[10]
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh 130[15] (2016)
Xuất khẩu $321.5 tỉ: xuất khẩu hàng hóa
$155.6 tỉ: xuất khẩu dịch vụ
$477.1 tỉ: Tổng cộng (2014)[16]
Năm tài chính 1 tháng 4 – 31 tháng 3
Lãi suất cho vay 6.75% (tính đến 29 tháng 9 năm 2015)[8]
Lực lượng lao động 502.1 triệu (2015 est.)[11]
GDP theo lĩnh vực nông nghiệp: 17%
công nghiệp: 26%
dịch vụ: 57% (2013-14)[4][5]
Cơ cấu lao động theo nghề nông nghiệp: 49%
công nghiệp: 20%
dịch vụ: 31% (2012 est.)
Tổ chức kinh tế WTO, SAFTA, BRICS, G-20 và nhiều tổ chức khác
Thâm hụt ngân sách 3.9% của GDP (2015–16)[22]
Viện trợ $2.98 tỉ (2014)[24]
Mặt hàng XK hàng hóa phần mềm, hóa dầu, nông sản, đồ trang sức, kỹ thuật,[17] dược phẩm, dệt may, hóa chất, giao thông vận tải, quặng và các hàng hóa khác[14]
Tăng trưởng GDP 7.9% (FY 2015-16 Q4(tháng 1-tháng 3 năm 2016)est.)[2]
Dự trữ ngoại hối $352.098 tỉ (tính đến 4 tháng 12 năm 2015) (9th)
($458 million WoW)[25]
$25 billion forward contracts (as of ngày 24 tháng 8 năm 2015)[26]
GDP đầu người $1,820 (danh nghĩa: 129st; 2016)[3]
$7,224 (PPP: 123rd; 2017)[3]
Các ngành chính dệt, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, hóa dầu, cơ khí, phần mềm[13][14]
Nhập khẩu $463 tỉ: xuất khẩu hàng hóa
$146.9 tỉ: xuất khẩu dịch vụ
$609.9 tỉ: Tổng cộng (2014)[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Ấn_Độ http://www.cerium.ca/article1684.html http://english.people.com.cn/200701/12/eng20070112... http://www.asiatradehub.com/india/intro.asp http://www.business-standard.com/bsonline/storypag... http://edition.cnn.com/2004/WORLD/asiapcf/09/03/in... http://www.dnaindia.com/report.asp?NewsID=1093213 http://economist.com/countries/India/profile.cfm?f... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2...