Khalip

Khalip (tiếng Ả Rập خليفة Khalīfah (trợ giúp·thông tin), tiếng Anh: caliph, tiếng Pháp: calife) là vị chức sắc cao nhất đối với tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Trong nhiều thế kỷ, khalip cũng giữ vai trò hoàng đế chung của tất cả các nước mà Hồi giáo là quốc đạo.Về mặt tôn giáo, so với chức giáo hoàng của Công giáo Rôma thì khalip có ít quyền hơn, chẳng hạn như không có quyền phong thánh. Khalip cũng không được phép sửa đổi giáo điều hay giáo luật nên gọi là "giáo chủ" cũng không được thích hợp lắm.Giới học giả Việt Nam vốn chưa quan tâm nhiều đến lịch sử các quốc gia Hồi giáo, mà các từ điển thường thức Âu Mỹ cũng không định nghĩa rõ ràng hoặc chưa đúng lắm, nên trong các từ điển Anh-Việt, Pháp-Việt, danh từ caliph/calife thường được dịch là "quốc vương", "vua" hoặc đôi khi là "hoàng đế" kèm thêm "ở một nước Hồi giáo" hay "ở các nước Hồi giáo". Trong các tình huống thông thường, cách dịch này thỏa mãn nhu cầu của người dùng từ điển.Nhưng để tìm hiểu lịch sử các nước như Ai Cập, Syria, Iraq, Iran, Maroc v.v. trong giai đoạn từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 hoặc sau nữa, thì các danh từ này dễ gây hiểu lầm một số sự kiện. Nhất là vào những giai đoạn mà vừa có khalip, vừa có sultan, mà danh từ sultan cũng thường được các từ điển dịch là "hoàng đế", "quốc vương", "vua" kèm thêm "ở Thổ Nhĩ Kỳ", hay "ở các nước Hồi giáo".Sau đây là mô hình phong kiến của các nước Hồi giáo xưa:Một số sultan cũng không thần phục khalip, nhưng không tranh chức với những người này.Ngoài ra, trong thời gian các khalip tồn tại (632 – 1922), các lãnh tụ quốc gia trong các xứ Hồi giáo cũng được gọi theo các tước hiệu khác như: