Hình_tượng_tê_giác_trong_văn_hóa
Hình_tượng_tê_giác_trong_văn_hóa

Hình_tượng_tê_giác_trong_văn_hóa

Hình tượng con tê giác trong văn hóa (Rhinocéros dans la culture) mang nhiều ý nghĩa biểu tượng ở trong cả văn hóa phương Đôngvăn hóa phương Tây dù so với nhiều loài vật khác, mức độ phổ biến trong không gian văn hóa của nó còn chưa sâu rộng. Hình ảnh loài tê giác đã sớm ghi dấu từ thời tiền sử hồng hoang, qua nhiều thế kỷ, nó đã là đối tượng của các tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc, văn chương cho đến văn hóa đại chúng ngày nay. Chúng là đối tượng trong các loại hình tranh vẽ, tạo tác tượngphù điêu, hình tượng tê giác cũng xuất hiện trong văn học hoặc điện ảnhphương Tây.Tê giác là loài động vật gây ấn tượng với con người bởi vẻ ngoài kỳ dị và to lớn của nó với nét đặc trưng phân biệt không lẫn vào đâu được là chiếc sừng (giác) lớn trên mũi (đôi khi được gọi là cái u) của con tê giác, chúng không mọc đối xứng hai bên như các loài thú khác. Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, chúng đôi khi được đồng nhất như loài thần thú kỳ lân, tùy theo cách nhìn nhận của từng nền văn hóa, nhưng điểm chung đây là con thú một sừng, một sinh vật khổng lồ như trong truyền thuyết. Vì là loài thú có cuộc sống đơn độc và bí ẩn, hình ảnh của chúng được mô tả trong văn hóa có sự khác nhau.Trong văn hóa phương Tây, chúng được biết đến từ văn minh Hy Lạp với hình tượng kỳ lân. Kể từ sau thời Đế chế La Mã, tê giác ở châu Âu đã trở thành một loài sinh vật huyền thoại nên khi một con tê giác từ phương Đông tới luôn đem lại sự hiếu kỳ[2]. Tê giác trong văn hóa phương Đông là tượng trưng cho sức mạnh tinh thần, trí tuệ và văn hóa. Trong văn hóa Trung Quốc, nó còn được xem như một loài thủy thú, là thần thú trị thủy. Tê giác là loài vật được xuất hiện riêng trong bài kệ mang tên "Kinh tê giác" và trở thành biểu tượng cho những người tu hành kiên trì dù cho không có bạn tu hành nhưng vẫn một mình tu tập tâm ý cho đến ngày giải thoát, là biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát[3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_tê_giác_trong_văn_hóa http://ebooks.adelaide.edu.au/a/aristotle/history/ http://ebooks.adelaide.edu.au/a/aristotle/parts/ http://www.ifi.unicamp.br/~ghtc/rhino1-e.htm http://www.yesmag.bc.ca/Questions/rhino.html http://www.artebr.com/lambelambe/historia.html http://www.contemporarywriters.com/authors/?p=auth... http://www.geocities.com/pak_history/Harappan.html http://www.harappa.com/seal/seal1.html http://www.jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=2... http://www.kdpublish.com/journal/archives/000117.p...