Hoang mạc là vùng có
lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đới lục địa khô. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10 in/năm),
[1][2] do vậy
nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có
sông và
suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại
động vật và
thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những
cây bộ gai,
họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.
Sa mạc (
chữ Hán: 沙漠) thường dùng để chỉ những hoang mạc cát. Trong các văn bản
tiếng Việt dịch từ
tiếng Anh đôi khi nhầm lẫn giữa khái niệm "hoang mạc" nói chung và "sa mạc", bởi trong tiếng Anh không tồn tại từ ngữ cụ thể chỉ "sa mạc" mà chỉ có "desert" dùng để chỉ "hoang mạc", ví dụ như
Nam Cực đôi khi bị hiểu lầm là sa mạc. Ở một số sa mạc nóng,
khí hậu thường nóng có thể tới 58
°C như ở sa mạc
México,
Turfan (
Thổ Nhĩ Kỳ) nhiệt độ ban ngày mùa hạ lên tới 82,3 °C, có nơi lại lạnh đến -45 °C như ở sa mạc
Gobi thuộc
Châu Á. Ở vùng sa mạc
Sinai, biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80 °C,
đất đai cằn cỗi. Sa mạc thường có lượng
bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận
bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích
Trái Đất (lục địa) là sa mạc. Người ta thường dùng
lạc đà làm
phương tiện di chuyển trong sa mạc.
Tiếng Việt vào cuối thế kỷ 19 còn dùng danh từ
đại hạn hải để chỉ sa mạc.
[3]