HMS_Hood_(51)
HMS_Hood_(51)

HMS_Hood_(51)

list error: <br /> list (help)
Ban đầu:
8 × pháo BL 15 in (380 mm) Mk I (4×2)
12 × pháo BL 5,5 in (140 mm) Mk I (12×1)
4 × pháo phòng không QF 4 in (100 mm) Mark V (4×1)
6 × ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm)
1941:
8 × pháo BL 381 mm (15 inch) Mk I (4×2)
14 × pháo phòng không QF 4 in (100 mm) Mk XVI (7×2)
24 × pháo phòng không QF 2 pounder (40 mm) "pom pom" (3×8)
20 × súng máy Vickers 0,50 (12,7 mm) (5×4)
5 × bệ phóng rocket UP 20 nòng
list error: <br /> list (help)
đai giáp: 12–6 in (305–152 mm)
sàn tàu: 0,75–3 in (19–76 mm)
bệ tháp pháo: 12–5 in (305–127 mm)
tháp pháo: 15–11 in (381–279 mm)
tháp chỉ huy: 11–9 in (279–229 mm)
HMS Hood (51) là chiếc tàu chiến-tuần dương cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, được xem là niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia trong những năm giữa hai cuộc thế chiến và trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo vị Đô đốc lừng danh vào thế kỷ 18 Samuel Hood. Hood đã phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh trong hơn hai thập niên trước khi bị đánh chìm trong cuộc đụng độ với thiết giáp hạm Đức Bismarck trong Trận chiến eo biển Đan Mạch vào ngày 24 tháng 5 năm 1941.Là một trong số bốn tàu chiến-tuần dương thuộc lớp Admiral được đặt hàng vào giữa năm 1916 trong Kế hoạch Chiến tranh Khẩn cấp, thiết kế của Hood được sửa đổi đáng kể nhờ những bài học rút ra được sau trận Jutland. Dù sao, thiết kế đã sửa đổi vẫn có những khiếm khuyết nghiêm trọng, việc đóng các con tàu chị em với nó bị tạm ngừng vào năm 1917, để lại Hood trở thành chiếc tàu chiến-tuần dương Anh Quốc cuối cùng được hoàn tất. Nó đã tham gia một số hoạt động biểu dương lực lượng từ khi đưa vào hoạt động vào năm 1920 cho đến khi chiến tranh nổ ra vào năm 1939, bao gồm các cuộc thực tập huấn luyện tại Địa Trung Hải và chuyến đi vòng quanh thế giới của Hải đội Đặc vụ trong những năm 1923-1924. Hood được phái đến Địa Trung Hải khi nổ ra cuộc Chiến tranh Ý-Abyssinia thứ hai, và khi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng phát, nó được chính thức biên chế vào Hạm đội Địa Trung Hải cho đến khi phải quay về Anh để đại tu vào năm 1939. Vào lúc này, sự hữu dụng của Hood đã giảm thiểu do tiến bộ kỹ thuật hải pháo. Nó được dự định trải qua một đợt tái cấu trúc lớn vào năm 1941 để khắc phục những điểm yếu, nhưng việc chiến tranh nổ ra đã khiến phải tung nó vào hoạt động mà không được nâng cấp.Khi chiến tranh với Đức được tuyên bố vào tháng 9 năm 1939, Hood đang hoạt động tại khu vực chung quanh Iceland, và đã trải qua nhiều tháng tiếp theo tại vùng biển Na Uy săn tìm các tàu cướp tàu buôntàu vượt phong tỏa đối phương. Sau một đợt đại tu ngắn động cơ, nó lên đường như là soái hạm của Lực lượng H tham gia vào việc tiêu diệt Hạm đội Pháp tại Mers-el-Kebir. Nó được phái quay trở về Scapa Flow để hoạt động hộ tống đoàn tàu vận tải và sau đó là phòng thủ chống lại nguy cơ đổ bộ của hạm đội Đức. Vào tháng 5 năm 1941, nó cùng với thiết giáp hạm Prince of Wales được lệnh đánh chặn thiết giáp hạm Đức Bismarck đang trên đường tiến ra Đại Tây Dương tấn công các đoàn tàu vận tải Đồng Minh. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1941, trong khuôn khổ Trận chiến eo biển Đan Mạch, Hood bị bắn trúng nhiều phát đạn pháo Đức và đã nổ tung; một tổn thất gây ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng cho phía Anh. Thủ tướng Winston Churchill ra lệnh cho Hải quân Hoàng gia phải "đánh chìm cho được Bismarck", và họ đã hoàn thành mệnh lệnh này vào ngày 26-27 tháng 5.[2]Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành hai cuộc điều tra nhằm tìm hiểu lý do tổn thất con tàu quá nhanh chóng. Cuộc điều tra thứ nhất, được lập tức tiến hành sau khi nó chìm, đã kết luận rằng hầm đạn phía sau đã phát nổ sau khi một quả đạn pháo của Bismarck xuyên thủng vỏ giáp con tàu. Cuộc điều tra thứ hai được tổ chức sau khi có những lời than phiền ủy ban điều tra đã không xem xét các giả thuyết khác, như là phát nổ các quả ngư lôi của con tàu. Mặc dù được tiến hành sâu rộng hơn lần trước, cuộc điều tra thứ hai vẫn lặp lại kết luận như lần đầu. Cho dù đã có kết luận chính thức, một số sử gia tiếp tục tin rằng các quả ngư lôi là nguyên nhân làm mất con tàu, trong khi số khác đề xuất một tai nạn kích nổ bên trong một trong các tháp pháo đã lan đến hầm đạn. Các sử gia khác tập trung vào nguyên nhân gây nổ hầm đạn. Việc khám phá ra xác tàu đắm của Hood vào năm 2001 đã khẳng định kết luận của cả hai ủy ban điều tra, cho dù nguyên nhân chính xác tại sao hầm đạn phát nổ sẽ mãi mãi là một bí mật, vì khu vực này của con tàu đã bị phá hủy hoàn toàn trong vụ nổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: HMS_Hood_(51) http://www.ascension-island.gov.ac/virtualtour/cro... http://www.heritage.org.ac/avis10.htm http://www.hmshood.com/ http://www.hmshood.com/admin/faq.htm#faq8 http://www.hmshood.com/crew/memorial/index.htm http://www.hmshood.com/crew/memorial/s/SpinnerGD.h... http://www.hmshood.com/history/construct/design.ht... http://www.hmshood.com/history/denmarkstrait/index... http://www.hmshood.com/hoodtoday/2001expedition/in... http://www.hmshood.com/hoodtoday/Lid.jpg