Giết_sáu_đại_thần

Giết sáu đại thần hay Sayuksin (tiếng Triều Tiên: 사육신, "Tử lục thần") là sáu đại thần Nhà Triều Tiên đã bị vua Thế Tổ xử tử vào năm 1456 vì âm mưu ám sát và khôi phục lại ngai vàng cho phế vương Đoan Tông.Sáu đại thần đó gồm Seong Sam-mun, Pak Paeng-nyeon, Ha Wi-ji, Yi Gae, Yu Eung-buYu Seong-won. Hầu hết đều là học sĩ Jiphyeonjeon (Điện Tập Hiền), một cơ quan nghiên cứu hoàng gia, được lập bởi vua Thế Tông. Cả vua Thế Tông và vua Văn Tông đều giao cho Điện Tập Hiền nhiệm vụ giáo dục vua Đoan Tông (là con trai Văn Tông và cháu trai Thế Tông), và những đại thần này đã phẫn nộ trước việc Thế Tổ chiếm đoạt ngai vàng vào năm 1455. Cùng với Kim Jil, những đại thần này âm mưu đảo chính trùng với chuyến thăm của một sứ thần Đại Minh. Khi yến tiệc và sau đó là âm mưu ám sát bị hoãn lại, Kim Jil đã bị lung lạc và phản bội âm mưu với bố vợ, Jeong Chang-son, người đã báo cáo với Thế Tổ. Sáu đại thần ngoại trừ Yu Seong-won, đã tự tử cùng vợ, còn lại bị bắt và tra tấn.Thế Tổ cảm thấy bị phản bội sâu sắc vì ông đã đánh giá rất cao sáu đại thần học sĩ và thăng chức cho họ lên phẩm hàm cao hơn những người đã giúp ông lên ngôi. Ông cố gắng buộc những đại thần này phải ăn năn về hành động của mình và thừa nhận tính chính danh của ông bằng các biện pháp tra tấn, ân xá và thậm chí cả thơ ca. Thế Tổ cử Kim Jil đến phòng giam những đại thần này ngâm một bài thơ mà vua Thái Tông đã sử dụng để kiểm tra lòng trung thành học sĩ Cao Ly Jeong Mongju đối với Cao Ly. Seong Sam-mun, Pak Paeng-nyeon và Yi Gae đều trả lời bằng những bài thơ tái khẳng định lòng trung thành của họ với Đoan Tông.Khi Pak Paeng-nyeon tiếp tục từ chối gọi Thế Tổ bằng danh hiệu đại vương, Thế Tổ lập luận rằng việc phủ nhận tính chính danh bây giờ là vô nghĩa vì Pak đã tự gọi mình là "thần tử của đại vương" và nhận lương phẩm từ Thế Tổ. Tuy nhiên, Pak đã phủ nhận điều này và người ta thực sự phát hiện ra rằng Pak đã cố tình viết sai chính tả từ "thần tử" (ông viết từ "cự" (巨) thay vì "thần" 臣) trong tất cả các văn bản và không bao giờ sử dụng từ lương phẩm được cấp mà thay vào đó đặt chúng không sử dụng trong kho riêng. Pak chết vì bị tra tấn trong tù, những người còn lại bị xử tử.Mặc dù sáu đại thần là những người nổi tiếng, nhưng hơn 70 người đã bị xử tử vì bị nghi ngờ có liên quan đến âm mưu hoặc có thiện cảm với Đoan Tông. Như thường thấy với các tội phản quốc khi quân, các hình phạt không chỉ giới hạn ở một cá nhân mà còn áp dụng cho cả gia tộc. Những người đàn ông trong gia tộc bị xử tử và những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ.Cũng có nhiều quan chức không tham gia vào âm mưu nhưng đã cáo quan về nông thôn để phản đối việc Thế Tổ soán ngôi. Sáu đại thần nổi tiếng nhất trong số họ, bao gồm cả Kim Si-seup, được gọi là "Sáu đại thần sống" (생육신).Sau khi phe Sarim (Sĩ Lâm) thống trị triều đình Triều Tiên, dư luận quốc gia đã tôn kính "Tử lục thần" như những thần dân mẫu mực, và nhiều đền thờ và seowon (thư viện) đã được dựng lên để tưởng nhớ. Thái độ này tiếp tục trong thế kỷ 20, với triết gia Ham Seok-heon ca ngợi hành động và nói rằng "Nỗi xấu hổ trong 5 thế kỷ của Lý Triều Tiên đã được sự kiện này bù đắp."

Giết_sáu_đại_thần

McCune–Reischauer Sayuksin
Hanja
死六臣
Romaja quốc ngữ Sayuksin
Hangul
사육신