Gashapon
Gashapon

Gashapon

Thuật ngữ gashapon (Nhật: ガシャポン, gashapon?) hay gachapon (ガチャポン, gachapon?) đề cập đến nhiều dạng máy bán tự động viên nang đựng đồ chơi rất phổ biến ở Nhật Bản và một số quốc gia khác. "Gashapon" là một từ tượng thanh tiếng Nhật gồm hai âm thanh: "gasha" (hay "gacha") là tiếng quay đồ chơi của máy, còn "pon" là tiếng đồ chơi rơi xuống khe lấy. Gashapon có thể miêu tả chính những máy này hoặc món đồ chơi quay ra từ chúng. Các hãng sản xuất gashapon nổi tiếng bao gồm Tomy, thường dùng thuật ngữ rút gọn Gacha (ガチャ, gacha?) cho dòng máy viên nang của họ, và Kaiyodo. Ở Hoa Kỳ, "Gashapon" là thương hiệu đã đăng ký của Bandai Company.[1]Máy gashapon tương tự như các máy bán đồ chơi nhét xu thường thấy bên ngoài các cửa hàng tạp hóa hay nhà bán lẻ ở nhiều nước. Trong khi đồ chơi nhét xu từ các máy bán tự động ở Hoa Kỳ thường là sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp khoảng 1 đô la Mỹ, máy gashapon của Nhật Bản có thể bán các sản phẩm với giá từ 100–500 yên Nhật (1–6 đô la Mỹ) và thường có chất lượng cao hơn nhiều. Viên nang gashapon thường được làm từ nhựa PVC cao cấp, và có nhiều chi tiết được tạo tác và sơn màu tinh xảo. Nhiều viên nang gashapon được xem là một đối tượng sưu tầm, với những viên đặc biệt hiếm có giá bán rất cao ở những cửa hàng đồ cũ.[2]Đồ chơi trong viên nang gashapon thường là những nhân vật nổi tiếng trong manga, video game hay anime Nhật Bản được nhượng bản quyền, hoặc đến từ ngành công nghiệp giải trí của Mỹ. Hầu như tất cả đồ chơi gashapon được tung ra thị trường theo bộ—mỗi bộ có một số lượng nhân vật nhất định để sưu tầm. Về mặt trực quan, chúng là những "món hàng bí mật" ẩn sau lớp bọc của những viên nang; người chơi nhét tiền vào và hy vọng máy sẽ quay ra món đồ hay nhân vật mà họ mong muốn. Đôi khi yếu tố giải trí ngẫu nhiên này có thể gây bực bội, bởi vì máy liên tục quay ra những món đồ mà người chơi đã có rồi.Máy gashapon và cơ chế ngẫu nhiên của nó đã truyền cảm hứng để hình thành những minigame có tính chất thu thập trong các trò chơi điện tử. Nhiều trò chơi trực tuyến nhiều người chơi free-to-playtrò chơi điện thoại di động cũng áp dụng cơ chế lấy cảm hứng từ gashapon, với các vật phẩm ngẫu nhiên có giá trị trao đổi khác nhau qua tính năng mua bán trong trò chơi. Các trò chơi mạng xã hội Nhật Bản thường ví nó như một hệ thống xổ số ngẫu nhiên có tính may rủi, và thường đòi hỏi một "vé số" tìm được trong game (tương ứng với tiền xu ngoài đời thực) để có thể quay ra vật phẩm.Một số game điện tử cũng đặt tên cho những game trang phục là gacha với ý nghĩa là sẽ có rất nhiều nhân vật hoàn toàn khác nhau trong game, như những món đồ trong gashapon .Game tiêu biểu là Gacha Life với nhà xản suất là Lunime