Euripides
Euripides

Euripides

Euripides (tiếng Hy Lạp: Εὐριπίδης) (khoảng 480 – 406 tr CN) là một trong ba nhà kịch vĩ đại của Athena thời Hy Lạp cổ điển, cùng với AeschylusSophocles. Một số học giả cổ đại quy 95 vở kịch cho ông nhưng theo Suda (cuốn bách khoa toàn thư Byzantine thế kỉ 10) cho là nhiều nhất chỉ có 92 vở. Trong số chúng, 18 hoặc 19 vở còn tồn tại nguyên vẹn (có những tranh cãi xung quanh tác giả vở Rhesus, chủ yếu do văn phong[1]) và cũng còn lại các đoạn, một số là đoạn chính, của hầu hết các vở còn lại. Việc nhiều vở kịch của ông còn tồn tại hơn của cả hai tác gia kia gộp lại, một phần do may mắn thuần túy và một phần bởi vì sự phổ biến của ông gia tăng còn của hai người kia giảm đi[2][3] - ông đã trở thành, trong thời kỳ Hy Lạp hóa, một hòn đá tảng của nền giáo dục văn học cổ đại, cùng với Homer, DemosthenesMenander[4].Euripides gắn với những cách tân trong sân khấu thứ đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngành kịch cho tới thời hiện đại, đặc biệt là trong cách thể hiện các anh hùng thần thoại, truyền thống như những người bình thường trong các hoàn cảnh phi thường. Cách tiếp cận này dẫn ông tới những tiến bộ tiên phong mà các nhà văn về sau tiếp nhận trong tân hài kịch (nea) ở thời đại Macedonia, một vài trong số đó đặc trưng cho văn học lãng mạn thời Trung Cổ. Tuy nhiên ông cũng trở thành "người bi đát nhất trong các nhà thơ"[nb 1], tập trung vào đời sống và những động lực nội tập của nhân vật của ông theo cách chưa từng được biết tới.[5][6] Ông là người sáng tạo của "khuôn khổ mà là sân khấu của Othello của Shakespeare, Phèdre của Racine, của IbsenStrindberg", trong đó "...những người đàn ông và đàn bà bị giam hãm hủy diệt lẫn nhau bởi cường độ tình yêu và thù hận của họ",[7] và thêm nữa ông là ông tổ văn chương của các nhà hài kịch từ Menander tới George Bernard Shaw[8].Ông cũng là độc nhất trong số các nhà văn cổ Athena vì mối quan tâm ông bày tỏ hướng tới mọi nạn nhân của xã hội, gồm cả phụ nữ[5][9]. Các khán giả nam bảo thụ thường bị sốc bởi những yếu tố "dị giáo" ông đưa vào miệng các nhân vật, chẳng hạn nữ anh hùng Medea của ông:Những người đương thời liên hệ ông với Socrates như người lãnh đạo của phong trào trí thức suy đồi, cả hai người họ thường bị đả kích bởi các nhà thơ trào phúng như Aristophanes. Trong khi Socrates cuối cùng bị đem ra xử và bị tử hình vì tội làm bại hoại văn hóa, Euripides chọn một sự lưu đày tự nguyện vào tuổi già, và chết ở Macedonia[11]. Một số nghiên cứu gần đây nghi ngờ các tiểu sử thời cổ về Euripides. Chẳng hạn, có thể là ông chưa bao giờ thăm Macedonia[12], hoặc, nếu ông từng thăm, ông có thể đã được mời gọi bởi Vua Archelaus giống như cách đối đãi ông vua này dành cho những nghệ sĩ khác[13].

Euripides

Sinh khoảng 480 TCN
Salamís
Mất khoảng 406 TCN
Macedonia
Nghề nghiệp Soạn kịch

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Euripides http://www.theage.com.au/articles/2002/08/27/10300... http://www.imagi-nation.com/moonstruck/clsc4.htm http://www.imdb.com/name/nm0262381/ http://encarta.msn.com/encyclopedia_761567264/Euri... http://www.theatrehistory.com/ancient/euripides001... http://www.fordham.edu/halsall/ancient/eb11-euripi... http://www.gpc.edu/~shale/humanities/literature/wo... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/vor?x=0&y=0&l... http://www.perseus.tufts.edu/~amahoney/tragedy_dat... http://www.rhapsodes.fll.vt.edu/euripides.htm