Dãy_núi_Sulaiman
Dãy_núi_Sulaiman

Dãy_núi_Sulaiman

Dãy núi Sulaiman (tiếng Ba Tư, tiếng Urdu: سليمان) là một dãy núi và một đặc trưng địa chất chính của Pakistan. Nó là dãy núi có ranh giới với sơn nguyên Irantiểu lục địa Ấn Độ. Ranh giới của dãy núi Sulaiman về phía bắc là vùng cao nguyên khô cằn của dãy núi Hindu Kush, với trên 50% bề mặt đất đai nằm trên độ cao trên 2.000 m (6.500 ft). Dãy núi này chủ yếu nằm trong tỉnh BalochistanĐịa khu Bộ lạc Quản chế Liên bang (FATA) của Pakistan với chiều dài 400 km (249 dặm Anh)[1]. Núi có đỉnh cao nhất trong dãy núi Sulaiman là Takht-e-Sulaiman có hai đỉnh, với đỉnh cao nhất của nó là 3.443 m (11.295 ft) nằm ở pía bắc của dãy núi, trong địa phận FATA của Pakistan.Dãy núi Sulaiman và vùng cao nguyên ở phía tây và tây nam của nó tạo thành một chướng ngại vật tự nhiên ngăn gió mang hơi ẩm thổi vào từ Ấn Độ Dương, tạo ra điều kiện khí hậu khô cằn trải suốt từ miền nam tới miền bắc Afghanistan. Ngược lại, vùng châu thổ sông Ấn tương đối thấp và bằng phẳng nằm ở phía đông và nam dãy núi Sulaiman. Vùng châu thổ nhiều mưa gió này lại chịu các trận lụt nặng nề và chủ yếu là sự hoang vu do không cấy trồng gì.