Darius_I
Darius_I

Darius_I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; k. 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư. Được gọi là Darius Đại đế, dưới triều đại của ông, đế quốc Ba Tư có lãnh thổ rộng lớn nhất khi nó bao gồm phần lớn Tây Á, vùng Kavkaz, một phần của khu vực Balkan (Thracia-MacedoniaPaeonia), hầu hết các khu vực ven bờ biển Hắc Hải, những vùng đất ở Bắc Kavkaz, Trung Á, tới tận là Thung lũng Indus ở xa về phía đông, và một phần ở phía bắc và đông bắc châu Phi, bao gồm Ai Cập (Mudrâya),[2] miền đông Libya và miền ven biển Sudan.[3][4]Darius lên ngôi bằng cách lật đổ Gaumata, một thầy pháp tiếm vị và mạo danh mình là Bardiya, với sự hỗ trợ của sáu gia đình quý tộc Ba Tư khác. Darius đã được trao vương miện ngay sáng hôm sau đó. Vị tân vương vừa mới lên ngôi đã phải đối mặt với những cuộc nổi loạn xảy ra toàn quốc và phải dập tắt chúng. Một sự kiện quan trọng trong triều đại của Darius là cuộc viễn chinh nhằm chinh phạt Hy Lạp và bình định thành Athena và Eretria vì họ đã giúp đỡ phiến quân trong khởi nghĩa Ionia. Mặc dù cuộc viễn chinh kết thúc với thất bại trong trận Marathon, Darius đã thành công trong việc tái chinh phục Thracia, mở rộng cương thổ của đế quốc sau khi chinh phục Macedonia, Cyclades và đảo Naxos và vụ cướp phá thành Eretria.Darius tổ chức lại đế chế bằng cách chia nó thành nhiều tỉnh và đặt quan trấn thủ (satrap) để cai trị. Ông thiết lập một hệ thống tiền tệ mới thống nhất và chọn tiếng Aram làm ngôn ngữ chính thức của đế chế. Ông cũng đưa đế chế lên một vị thế cao hơn bằng cách cho xây dựng đường đi lại và sử dụng hệ thống đo lượng tiêu chuẩn. Qua những cái cách này, đế chế trở nên trung ương hoá và thống nhất hơn. Darius cũng cho xây dựng trên khắp mọi miền đế quốc, tập trung ở Susa, Pasargadae, Persepolis, BabylonAi Cập. Cuộc đời và sự nghiệp của Darius được biết đến qua ghi nhận của các sử gia Hy Lạp cổ đại và qua một bi văn cổ khắc trên khối đá, được gọi là bi văn Behistun, một bằng chứng quan trọng về ngôn ngữ Ba Tư cổ. Tuy nhiên, một vài dữ kiện trên bi văn này được xem là hư cấu.[5][6]Darius I được đề cập đến trong các sách Haggai, Zechariah và Ezra–Nehemiah của Kinh thánh.Đế quốc Achaemenes dưới triều đại của Darius kiểm soát phân số dân số thế giới lớn nhất, không có bất kỳ đế quốc nào trong lịch sử cai trị số phần trăm dân số nhiều hơn Đế quốc Achaemenes. Dựa trên ước tính nhân khẩu học lịch sử, Darius I cai trị khoảng 50 triệu người, hoặc ít nhất là 44% dân số thế giới lúc bấy giờ.[7]

Darius_I

Thân mẫu Rhodogune
Kế nhiệm Xerxes I
Tên ngai


Stutre
Tiền nhiệm Bardiya
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Dārayava(h)uš

Tên Ai Cập:


Darius
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Artobazanes, Xerxes, Ariabignes, Arsamenes, Masistes, Achaemenes (satrap), Arsames, Gobryas, Ariomardos, Abriokomas, Hyperantes, Artazostre
Đăng quang Pasargadae
Sinh 550 TCN
Phối ngẫu Atossa; Artystone; Parmys; Phratagone; Phaidime; con gái của Gobryas
Mất Tháng 10 năm 486 TCN
(khoảng 64 tuổi)
Tôn giáo Bái hoả giáo[1]
Hoàng tộc Achaemenes
Tên Horus


Menkeib
An táng Naqsh-e Rustam, Iran
Tại vị Tháng 9 năm 522 TCN đến
Tháng 10 năm 486 TCN (36 năm)
Thân phụ Hystaspes

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Darius_I http://i-cias.com/e.o/darius1.htm http://www.iranchamber.com/history/darius/darius.p... http://www.timelineindex.com/content/view/1021 http://www.iranicaonline.org/articles/dagestan http://www.josephkaminski.org/2016/03/20/five-empi... http://www.livius.org/be-bm/behistun/behistun-t02.... http://www.iranembassy.org.vn/Vietnam/history.htm http://en.wikipedia.org.wiki/Full_translation_of_t... https://sketchfab.com/models/267d041bec77401fb88f9... https://books.google.nl/books?id=riW0kKzat2sC&pg=P...