Danh_sách_vua_Ba_Tư
Danh_sách_vua_Ba_Tư

Danh_sách_vua_Ba_Tư

Danh sách dưới đây bao gồm các vị vua và nữ hoàng của các triều đại chính thức đã từng cai trị trên mảnh đất thuộc về Iran ngày nay.Lịch sử Iran, ban đầu, trong suốt một quảng thời gian dài trên dưới 1700 năm (2550 TCN - 843 TCN), chỉ tập trung trong một khu vực miền tây nam khá hạn chế của xứ Iran ngày nay: bờ cõi xứ Elam và vài vùng phụ cận. Xứ Elam, nhờ ở cạnh bên miền Lưỡng Hà, nơi nhiều bia ký và tài liệu lịch sử đã được khai quật, giải mã, và đối chiếu, nên đã được biết đến ít nhiều trên khắp thế giới từ thế XX. Từ năm khoảng 2550 TCN, dưới các quốc hiệu Awan (2550 TCN - 2120 TCN), Simashki (2120 TCN - 1850 TCN) và Elam (1850 TCN - 539 TCN), vương quốc này đã sánh vai với các cường quốc của Lưỡng Hà như Lagash, Akkad, AssyriaBabylonia. Tuy nhiên, dân tộc Elam không thuộc nhóm Ấn-Âu hay Ấn-Iran.Triều đại Achaemenes là triều đại của người Ba Tư đầu tiên. Triều đại trước đó là của người Media, một dân tộc Iran có quan hệ gần gũi với người Ba Tư. Nhà Achaemenes bị tiêu diệt bởi Alexandros Đại đế, mở đầu khoảng thời gian khoảng 200 năm Ba Tư nằm dưới sự cai trị của người Hy Lạp. Ba Tư sau đó được cai trị bởi người Parthia, một dân tộc Iran nhưng không phải Ba Tư. Trong thế kỷ thứ 3, nhà Sasan người Ba Tư đã nổi dậy và tiêu diệt Parthia. Cuộc chinh phạt Ba Tư của quân Ả Rập trong những năm 633–656 kết thúc triều đại Sassanid và mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo. Các vị vua của nhà Rashidun, OmeyyadAbbas đều là người Ả Rập. Các vị vua Hồi giáo sau đó đều thường có gốc gác du mục Turk-Mông Cổ.Sau nhiều thế kỷ bị quân ngoại bang đô hộ và chiếm đóng và một số triều đại ngắn ngủi của người Ba Tư, cuối cùng vào năm 1501, nước Ba Tư được thống nhất bởi triều đại nhà Safavid, điều đó dẫn tới sự thay đổi từ đạo Hồi giáo Sunni qua đạo Hồi giáo Shi'a thành đạo chính thức của vương triều. Sự kiện đó đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Ba Tư.[1][2]Danh hiệu Shahanshah (شاهنشاه, Šāhanšāh), có nghĩa là "Vua của các vị vua" bắt đầu được sử dụng bởi Hoàng đế khai quốc nhà AchaemenesCyrus Đại đế[3]. Trong thời kỳ thuộc Hy Lạp, các vị vua nhà Seleukos "sử dụng danh hiệu "basileus", có nghĩa là vua hay hoàng đế trong tiếng Hy Lạp. Sau khi đế quốc Parthia đánh bại nhà Seleukos, các vị vua đã sử dụng lại danh hiệu là "Vua của các vua", như một tuyên bố là người thừa kế thực sự đế chế Achaemenes và danh hiệu này tiếp được sử dụng sau đó bởi các vị vua nhà Sasan. Vì yêu thích nền văn minh Hy Lạp, các vua Parthia ngoài ra còn sử dụng danh hiệu philhellenes (bạn của những người Hy Lạp). Các vị vua Hồi giáo người Ả Rập của nhà Rashidun, OmeyyadAbbas đều giữ danh hiệu "Khalip" (خليفة) và "Amīr al-Mu'minīn" (أمير المؤمنين, Thủ lĩnh của các tín đồ). Các vị vua Hồi giáo tiếp sau đó thường sử dụng danh hiệu shah hay shahanshah, sultan, êmia, malik hay khả hãn (thời thuộc Mông Cổ).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_vua_Ba_Tư http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/islam... http://www.achemenet.com/pdf/nabu/nabu1995-044.pdf http://www.achemenet.com/pdf/nabu/nabu1996-031.pdf http://www.achemenet.com/pdf/nabu/nabu2000-080.pdf http://www.achemenet.com/pdf/souspresse/henkelman/... http://www.achemenet.com/ressources/enligne/arta/p... http://www.achemenet.com/ressources/enligne/arta/p... http://web3.ehost-services.com/hemranib/Vol5/HTML%... http://www.jewishencyclopedia.com/articles/967-aha... http://www.parthia.com