Danh_sách_Chủ_tịch_Thượng_viện_tạm_quyền_Hoa_Kỳ
Danh_sách_Chủ_tịch_Thượng_viện_tạm_quyền_Hoa_Kỳ

Danh_sách_Chủ_tịch_Thượng_viện_tạm_quyền_Hoa_Kỳ

Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ là quan chức cao cấp thứ hai của Thượng viện Hoa Kỳ. Điều I, Khoảng 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng Phó Tổng thống, dù không phải là Thượng nghị sĩ, đồng thời là Chủ tịch Thượng viện. Hiến pháp cũng quy định rằng Thượng viện phải chọn một Chủ tịch Thượng viện tạm quyền để chủ tọa Thượng viện khi Phó Tổng thống vắng mặt:[1]Thượng viện sẽ chọn một quan chức làm Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, trong trường hợp Phó Tổng thống vắng mặt, hoặc khi người đó kế nhiệm chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ.Chủ tịch tạm quyền có thể chủ tọa các phiên họp của Thượng viện khi Phó tổng thống vắng mặt. Trong thực tế, cả Phó Tổng thống và Chủ tịch tạm quyền đều không thường xuyên chủ tọa; thay vào đó, vai trò chủ tọa được giao cho các thượng nghị sĩ thứ cấp từ đảng đa số để họ làm quen công việc tại quốc hội.Chủ tịch tạm quyền đứng thứ ba trong thứ tự kế vị tổng thống, sau Phó Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện và trước Ngoại trưởng.[2]Kể từ năm 1890, Thượng nghị sĩ cao cấp nhất từ đảng đa số thường được chọn làm Chủ tịch tạm quyền,[3] và giữ chức vụ liên tục cho đến khi bầu lên một Chủ tịch khác.[4] Tuy nhiên, trong khóa 118, Chủ tịch tạm quyền là Patty Murray, Thượng nghị sĩ có thâm niên cao thứ hai trong đảng Dân chủ đa số vì Thượng nghị sĩ thâm niên nhất Dianne Feinstein từ chối tranh cử chức vụ này.[5] Trong hầu hết thời gian của Quốc hội khóa 62 (1911-1912), sau khi William Frye từ chức vào ngày 27 tháng 4 năm 1911, năm thượng nghị sĩ — Augustus Bacon, Charles Curtis, Jacob Gallinger, Henry Cabot LodgeFrank Brandegee — luân phiên làm Chủ tịch tạm quyền trong một thỏa thuận sau khi không người nào giành được đa số phiếu.[6][7] Năm 1980, Thượng nghị sĩ Milton Young của Đảng Cộng hòa sắp về hưu được phe đa số là Đảng Dân chủ bầu làm Chủ tịch Thượng viện tạm quyền một ngày sau khi Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử.[3]Năm 2001, danh hiệu Chủ tịch Thượng viện tạm quyền danh dự được tạo ra, danh hiệu này được trao cho một thượng nghị sĩ từ đảng thiểu số mà trước đây đã từng là Chủ tịch tạm quyền.[3]Kể từ khi chức vụ được thành lập vào năm 1789, 91 cá nhân, từ 39 trong số 50 bang, đã giữ chức vụ Chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Số lượng Chủ tịch tạm quyền của mỗi bang lần lượt như sau:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_Chủ_tịch_Thượng_viện_tạm_quyền_Hoa_Kỳ http://uspolitics.about.com/od/usgovernment/a/sena... https://www.seattletimes.com/seattle-news/politics... https://www.govinfo.gov/content/pkg/GPO-CPUB-110sp... https://www.govinfo.gov/content/pkg/GPO-CPUB-110sp... https://www.senate.gov/CRSReports/crs-publish.cfm?... https://www.senate.gov/about/officers-staff/presid... https://www.senate.gov/about/officers-staff/presid... https://www.usa.gov/presidents#item-35877