Quan_chức_Chủ_tọa_Thượng_viện_Hoa_Kỳ
Quan_chức_Chủ_tọa_Thượng_viện_Hoa_Kỳ

Quan_chức_Chủ_tọa_Thượng_viện_Hoa_Kỳ

Quan chức Chủ tọa Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: Presiding Officer of the United States Senate) là quan chức có nhiệm vụ chủ tọa và duy trì trật tự tại Thượng viện Hoa Kỳ, có quyền chỉ định thành viên phát biểu, giải thích các quy tắc, thông lệ và tiền lệ của Thượng viện. Quan chức chủ tọa Thượng viện thực chất chỉ là vai trò, không có một văn phòng thực tế. Vai trò chủ tọa theo hiến pháp được giao cho: Phó Tổng thống Hoa Kỳ (thường ngày), Chủ tịch Thượng viện tạm quyền (khi Phó Tổng thống vắng mặt), Chánh án Tòa án Tối cao (chỉ trong các phiên luận tội Tổng thống Hoa Kỳ).Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Phó Tổng thống đồng thời làm Chủ tịch Thượng viện, chỉ bỏ phiếu khi số phiếu hòa. Các Phó Tổng thống thời kỳ đầu đóng vai trò tích cực trong việc thường xuyên chủ tọa Thượng viện, với Chủ tịch Thượng viện tạm quyền chỉ được triệu tập trong thời gian Phó Tổng thống vắng mặt. Trong suốt thế kỷ 20, vai trò của Phó Tổng thống đã hướng sang nhánh hành pháp. Hiện nay, Phó Tổng thống thường được coi là một phần không thể thiếu trong chính quyền của tổng thống và chỉ chủ tọa Thượng viện trong các nghi lễ hoặc khi cần bỏ phiếu phá vỡ thế hòa. Hiện nay, vai trò chủ tọa Thượng viện của Phó Tổng thống thường được coi như là một trong những hình thức kiểm tra và cân đối của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp.[1]Hiến pháp cũng quy định việc chọn ra một Chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Thượng nghị sĩ này chủ tọa khi Phó Tổng thống vắng mặt. Các Chủ tịch tạm quyền sẽ luôn luôn chủ tọa theo hiến pháp nếu không có Phó Tổng thống. Theo truyền thống, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền luôn luôn là Thượng nghị sĩ thâm niên nhất đảng đa số. Trong thực tế tại Thượng viện hiện đại, Chủ tịch tạm quyền cũng không thường xuyên thực hiện vai trò chủ tọa (dù đó là quyền hiến định của họ). Thay vào đó, theo quy định của Quy tắc I, đảng đa số thường chỉ định một thượng nghị sĩ thứ cấp làm chủ tọa để họ học tập cách làm việc của Thượng viện.Khi Thượng viện xét xử một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm, theo Hiến pháp, Chánh án sẽ chủ tọa, vì vậy trong đa phần lịch sử Thượng viện, Chánh án chỉ chủ tọa Thượng viện trong 3 lần, mỗi lần kéo dài vài ngày, cho đến khi kết thúc phiên luận tội.