Chương_trình_nghị_sự
Chương_trình_nghị_sự

Chương_trình_nghị_sự

Chương trình nghị sự, hoặc gọi là trình tự nghị sự, quy phạm kì họp, là quy tắc kì họp cơ bản được sắp đặt cố định trên tinh thần dân chủ, bình đẳng, tự dopháp trị, nhằm giúp đỡ những người tham dự kì họp ở trong hội đồng thương nghị làm ra quyết sách bằng các phương pháp có hiệu lực.[1]:16 Ngành học nghiên cứu chương trình nghị sự, gọi là "nghị sự học";[1]:13 sách vở tài liệu nghiên cứu chương trình nghị sự, đồng thời biên soạn ghi chép thành quy phạm, gọi là "quy phạm nghị sự". Nội hàm cơ bản của chương trình nghị sự hiện đại là, trên nguyên tắc phục tòng đa số, tôn trọng thiểu số, chủ tịch (hoặc nghị trưởng) công chính trung lập, các thành viên bình đẳng tự do về quyền lợi phát ngôn; theo tinh thần đó, thiết lập chương trình nghị sự được công nhận, nhằm giúp đỡ hội đồng thương nghị làm ra quyết sách một cách có hiệu lực.[1]:16-18Từ quốc hội mỗi nước, nghị viện địa phương, kì họp của bộ ban ngành hành chính, hội nghị quốc tế (thí dụ như Đại hội Liên hợp quốc), đến hội nghị thông thường của đoàn thể, tổ chức và công ti trong dân chúng, đều tự có một bộ chương trình nghị sự mang theo đặc sắc địa phương và thuộc tính tổ chức;[2]:3 tuy nhiên, nguồn gốc quy tắc chương trình của nó, về cơ bản có 7 loại: hiến pháp quy định, pháp luật quy định, quy tắc nghị định, phán quyết tiền lệ, tác phẩm nghị sự học, quy phạm kì họp, tập quán và quán lệ[Chú ý 1].[3] Trong đó, đoàn thể, tổ chức và công ti trong dân chúng thông thường chọn dùng ba cái đằng sau, tức là sử dụng quy tắc kì họp đã được biên soạn cố định, hoặc làm theo tập quán kì họp mà tổ chức đó đã có rồi; nhưng mà đơn vị chính phủ và cơ quan lập pháp, thì phần nhiều có pháp luật hoặc mệnh lệnh hành chính quy định tiêu chuẩn nghị sự như thế nào.[2]:3Chương trình nghị sự có mang theo tình thần chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa tự dopháp trị, mở đầu trước nhất ở quốc hội Vương quốc Liên hợp Anh và Bắc Ireland, rồi sau đó phổ cập toàn cầu. Trước khi quốc hội Anh Quốc hiện đại kiến lập, dù có dân chủ AthenHi Lạp cổ đại, đại hội nhân dân ở nước cộng hoà La Mã, hoặc các loại chính sự đất nước dựa vào sự đòi hỏi thống trị quyền lực quân chủ mà triệu tập mở họp, thí dụ như cuộc thảo luận chính sự trong triều đình của Trung Quốc cổ đại[4]; song, nội hàm của nó đều đi rất xa nhau với tinh thần dân chủ, tự do, bình đẳng và pháp trị hiện đại.[1]:15 Năm 1801, tổng thống thứ ba Hoa Kì Thomas Jefferson lúc đảm nhiệm Viện trưởng Thượng nghị viện, tham khảo quán lệ nghị sự hai nước Anh - Mĩ, biên soạn "Sổ tay quy tắc nghị sự thượng viện Hoa Kì", đầu tiên mở ra nguồn gốc quy phạm nghị sự thành văn, được quốc hội các khoá đã qua dùng làm trình tự nghị sự;[5] sau 75 năm, năm 1876, chuẩn tướng lục quân Hoa Kì Henry Martyn Robert biên soạn chỉnh lí quy tắc và quán lệ hạ viện Hoa Kì, xuất bản "Quy tắc nghị sự của Robert", đưa cho đoàn thể trong dân chúng sử dụng, trở thành quy phạm nghị sự trong dân chúng sử dụng rộng rãi nhất trong nước và khu vực có thông qua chương trình nghị sự hiện đại.[6]