Cấu_trúc_phân_tử_của_axit_nucleic:_Cấu_trúc_của_axit_deoxyribonucleic

"Cấu trúc phân tử của axit nucleic: Cấu trúc của axit deoxyribonucleic" (tiếng Anh: Molecular Structure of Nucleic Acids: A Structure for Deoxyribose Nucleic Acid) là bài báo đầu tiên được công bố mô tả kết quả khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA. Thành tựu này có được nhờ sử dụng ảnh chụp nhiễu xạ tia X và các phân tích toán học của phép biến đổi cấu trúc xoắn kép. Bài báo được viết chung bởi Francis CrickJames D. Watson đăng trong tạp chí khoa học Nature trên các trang 737-738 của tập 171 (ngày 25 tháng 4 năm 1953). [1] [2]Bài báo này thường được gọi là "viên ngọc quý" của khoa học vì dù chỉ có một trang, nó chứa đựng câu trả lời cho một bí ẩn cơ bản về sinh vật. Bí ẩn này là câu hỏi về khả năng các chỉ dẫn di truyền được tổ chức bên trong các sinh vật và cách chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài báo trình bày với một phong cách đơn giản và tinh tế, điều này khiến nhiều nhà sinh vật học ngạc nhiên vì vào thời điểm đó, họ tin rằng DNA sẽ rất khó để suy luận và hiểu. Phát hiện này có tác động lớn đến sinh học, đặc biệt là trong lĩnh vực di truyền học, cho phép các nhà nghiên cứu sau này hiểu được mã di truyền.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cấu_trúc_phân_tử_của_axit_nucleic:_Cấu_trúc_của_axit_deoxyribonucleic http://www.nature.com/nature/dna50/watsoncrick.pdf http://adsabs.harvard.edu/abs/1953Natur.171..737W http://adsabs.harvard.edu/abs/1953PNAS...39...84P //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1063734 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/13054692 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16578429 //dx.doi.org/10.1038%2F171737a0 //dx.doi.org/10.1073%2Fpnas.39.2.84 https://books.google.com/books?id=5cRPPgAACAAJ https://en.wikipedia.org/wiki/File:DNA-structure-a...