Chủ_đề:Cơ_Đốc_giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáoHồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giásự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo nhất thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phươngTin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới. (xem tiếp…)Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt dầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.Đối với người Do Thái, ngày lễ này là ngày lễ rất lớn, vì ngày này đánh dấu mốc thời gian Thiên Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.Theo luật thì những người Công giáo không được làm việc ăn công, lương vào ngày này. (xem tiếp…)
Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói : "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói : "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết : từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."(Bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ - Hội đồng Giám mục Việt Nam)Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong giám mục vào năm 1933, và chính thức làm giám mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1935.Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng sinh ngày 7 tháng 8 năm 1868 (tức ngày 19 tháng 6 năm Mậu Thìn) tại Gò Công. Thân phụ ông làGiacôbê Nguyễn Gia Tuấn, nguyên cựu sinh viên Chủng viện Pesnang (Malaysia), quê ở họ đạo Tân Hòa tỉnh Gò Công, làm thông ngôn tại Gò Công một thời gian. Mẹ ông là Maria Mađalêna Nguyễn Thị Chi.Sau một thời gian làm việc tại Gò Công, thân phụ ông về Trà Vinh. Năm 1878, khi ông lên 10 tuổi, ông được gửi vào trường Tiểu học La San Mỹ Tho. Khi ngôi trường bị đóng cửa năm 1880, ông được gửi về Sài Gòn theo học Collège d’Adran. Tại đây, ông được gặp Linh mục Jean Dépierre (tên Việt: Để, 1855-1898), giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn kiêm Tuyên úy trường La san d’Adran, quý mến và đỡ đầu.Năm 1883, Linh mục Dépierre Để đỡ đầu cho ông vào học Tiểu chủng viện, bấy giờ dưới quyền Giám đốc của Linh mục Thiriet, nổi tiếng là một người thông thái. Những năm học ở Tiểu chủng viện, ông luôn được xem là một chủng sinh xuất sắc. Ngày 24 tháng 9 năm 1887, ông được nhận vào học Đại chủng viện Sài Gòn và cho tới năm 1896 thì tốt nghiệp.Ngày 19 tháng 9 năm 1896, ngay sau khi tốt nghiệp Đại chủng Viện Sài Gòn năm 28 tuổi, ông được giáo sĩ Jean Dépierre, bấy giờ đã là Giám mục Giáo phận Sài Gòn, phong chức linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đảm nhiệm chức Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn liên tục trong 21 năm.Trong thời gian này, trên cương vị Quản lý Tòa Giám mục, ông nhiều lần bảo trợ những người bạn linh mục người Việt Nam bị thực dân Pháp bắt đày nơi Côn Đảo. Đó là 3 linh mục Đậu Quang Lĩnh (1868?-1930), Nguyễn Thần Đồng (1867-1944), Nguyễn Văn Tường (1853?-?). (xem tiếp…)Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Chúa Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giêsu còn được biết dưới tên Giêsu người Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse. Từ "Kitô" (tiếng Latinh: Christus; tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós hoặc từ "Cơ Đốc", chữ Nho: 基督 Ji-du) là một danh hiệu của Giêsu, có nghĩa là "người được xức dầu", nhằm chỉ ông là một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Những gì chúng ta biết được về Giêsu là do được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm. Những nguồn thông tin chính về cuộc đời và những lời dạy của Giêsu là bốn sách Phúc Âm quy điển, đặc biệt là trong Phúc âm Nhất lãm. Trong Hồi giáo, Giêsu (tiếng Ả Rập: عيسى‎, chuyển tự là Isa) được xem là một ngôn sứ. (xem tiếp…)Chính Thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính Thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỉ thứ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.Tín hữu Chính Thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Cơ Đốc trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.Tín hữu Chính Thống giáo xem giáo hội của họ là:Tổng quan: Kitô giáoNhân vật: Thánh Giuse • Martin Luther • Giuse Maria Trịnh Văn Căn • Anphongsô Nguyễn Hữu Long • Giuse Nguyễn Chí Linh • Giuse Maria Trịnh Như Khuê • Philípphê Nguyễn Kim Điền