Chủ_nghĩa_đồng_nhất
Chủ_nghĩa_đồng_nhất

Chủ_nghĩa_đồng_nhất

Chủ nghĩa đồng nhất, còn được gọi là Học thuyết đồng nhất hay Nguyên tắc đồng nhất,[1] là giả thuyết chỉ ra rằng những luật lệ và quy trình giống nhau đang diễn ra dưới sự quan sát khoa học hiện tại luôn diễn ra trong vũ trụ trong quá khứ và áp dụng được mọi nơi trong vũ trụ.[2][3] Nó không những đề cập đến sự bất biến trong nền tảng khoa học của thuyết siêu hình học, như là sự kiên định của quan hệ nhân quả rộng khắp không-thời gian,[4] mà còn thường xuyên được dùng để miêu tả sự bất biến của không- thời gian của các định luật khoa học tự nhiên.[5] Thông qua những tiền đề không thể minh chứng mà không thể được xác minh bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học,[6] một số nhận định rằng chủ nghĩa đồng nhất nên là Nguyên tắc căn bản trong những nghiên cứu khoa học.[7] Những nhà khoa học khác bất đồng và nhận định rằng tự nhiên không hoàn toàn đồng nhất,mặc dù nó trưng bày thường xuyên và xác thực.[8][9]Trong địa chất học, chủ nghĩa đồng nhất luôn bao gồm ý tưởng của chủ nghĩa dần dầnđó là "hiện tại là chìa khóa của quá khứ" và các sự kiện địa chất đó diễn ra cùng tần suất với những sự kiện tương tự đã luôn xảy ra, mặc dù rất nhiều nhà địa chất học hiện đại không còn dựa vào sự chắc chắn của chủ nghĩa dần dần.[10] Được đặt ra bởi William Whewell, chủ nghĩa đồng nhất ban đầu được đề xuất là trái ngược với chủ nghĩa thảm họa [11] bởi các nhà tự nhiên học nước Anh vào cuối thế kỷ 18, bắt đầu với công trình của nhà địa chất học James Hutton trong rất nhiều cuốn sách của ông ấy bao gồm cuốn học thuyết trái đất.[12] Công trình của Hutton đã được cải tiến bởi nhà khoa học John Playfair và được phổ biến bởi nhà địa chất học Charles Lyell trong cuốn Principles of Geology năm 1830.[13] Ngày nay, lịch sử trái đất được nhận định là quy trình diễn ra chậm và đều đã được nhấn mạnh bởi các sự kiện thảm họa tự nhiên thỉnh thoảng xảy ra.