Chế_độ_quân_chủ_Tây_Ban_Nha
Chế_độ_quân_chủ_Tây_Ban_Nha

Chế_độ_quân_chủ_Tây_Ban_Nha

Vua Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Rey de España), hiến pháp gọi là Ngôi vua (la Corona) và thường được gọi chế độ quân chủ Tây Ban Nha (Monarquía de España) hoặc chế độ quân chủ Hispanic (Monarquía Hispánica) là chức vụ đứng đầu Hoàng gia Tây Ban Nha.[1] Chế độ quân chủ bao gồm Vua, hoàng gia, tổ chức thuộc hoàng gia hỗ trợ và tạo điều kiện cho vua thực hiện nhiệm vụ và quyền lực. Chế độ quân chủ hiện tại được đại diện bởi vua Felipe VI, hoàng hậu Letizia, con gái Leonor, công nương của Asturias, và Infanta Sofia.[2]Các cuộc thăm dò thường xuyên tiết lộ rằng chế độ quân chủ của Tây Ban Nha vẫn nhận được đa số ủng hộ từ người dân thời hiện đại,[3] có khoảng 75% người dân Tây Ban Nha được thăm dò xếp Hoàng gia Tây Ban Nha cao hơn, so với các cơ quan chính trị khác.[4] Trong năm 2014 khi vua Filipe VI lên ngôi, có khoảng 72% số người được thăm dò tin rằng chế độ quân chủ cần thiết cho sự ổn định chính trị Tây Ban Nha.[5] Tuy nhiên, hỗ trợ của công chúng đã phần nào bị xói mòn hoặc trở nên thờ ơ sau các vụ bê bối hoàng gia năm 2008 dưới thời vua Juan Carlos dẫn tới sự truyền ngôi cho vua Filipe VI.[6][7] Chỉ 37% người dân muốn Tây Ban Nha trở lại chế độ Cộng hòa.[7]Trong năm 2010 chi tiêu cho hoàng gia là 7,4 triệu euro, một trong những mức chi tiêu công thấp nhất so với hoàng gia các nước châu Âu.[8][9]Hiến pháp 1978 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến như hình thức chính quyền Tây Ban Nha.[1][10] Hiến pháp 1978 quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất và vĩnh cửu của đất nước.[11][12] Vua là nguyên thủ đồng thời Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha.[11][12] Hiến pháp cũng hệ thống hóa việc sử dụng phong cách hoàng gia, danh nghĩa, đặc quyền, sự kế thừa, chi tiêu, và nhiếp chính trong trường hợp vua chưa đủ vị thành niên hoặc tư cách pháp lý.[11][12] Theo Hiến pháp Vua phân xử và điều hòa chức năng chung của các tổ chức, được coi là đại diện cao nhất của Nhà nước Tây Ban Nha trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia thuộc cộng đồng lịch sử của Tây Ban Nha.[11][12] Vua Tây Ban Nha còn là chủ tịch của khối Ibero-America, một tổ chức liên chính phủ quy tụ 25 nước nói tiếng Tây Ban NhaBồ Đào Nhachâu Âu, châu Mỹchâu Phi, với tổng dân số hơn 700 triệu người trong 24 quốc gia thành viên. Năm 2008 Juan Carlos tự coi là lãnh tụ Ibero-America.[4]Chế độ quân chủ Tây Ban Nha có nguồn gốc từ Vương quốc Visigoth thành lập tại Tây Ban Nha và Aquitainia trong thế kỷ thứ 5,[13]Kitô hữu Vương quốc Asturias trong cuộc chiến Reconquista chống lại người Hồi giáo trong thế kỷ thứ 8. Và tới thế kỷ 15 là cuộc kết hôn giữa Isabella I của Castilla với Ferdinand II của Aragon thống nhất Tây Ban Nha. Đế quốc Tây Ban Nha trở thành quốc gia đầu tiên cử người chinh phục châu Mỹ và hình thành thực dân Tây Ban Nha.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chế_độ_quân_chủ_Tây_Ban_Nha http://www.elpais.com/especiales/2000/rey/ http://www.expatica.com/es/news/spanish-news/Two-f... http://www.monstersandcritics.com/news/europe/news... http://www.nationmultimedia.com/breakingnews/Polls... http://www.nationmultimedia.com/breakingnews/http:... http://www.voanews.com/content/spains-king-to-abdi... http://www.casareal.es http://www.casareal.es/index-iden-idweb.html http://www.theolivepress.es/2010/10/12/best-budget... http://es.wikisource.org/wiki/Constituci%C3%B3n_es...