Chrysoberyl
Chrysoberyl

Chrysoberyl

Chrysoberyl là một loại khoáng vật nhôm berili có công thức hóa học BeAl2O4.[3] Tên gọi của khoáng vật này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp χρυσός chrysos và βήρυλλος beryllos, nghĩa là "spar trắng-vàng". Mặc dù có tên gọi tương tự, chrysoberyl và beryl là các loại đá quý hoàn toàn khác nhau. Chrysoberyl là loại đá quý tự nhiên có độ cứng xếp hàng thứ 3 vào khoảng 8,5 theo thang độ cứng Mohs, giữa corundum (9) và topaz (8).[4]Chrysoberyl nguyên thủy có màu lục-vàng và trong suốt đến đục. Khi khoáng vật có màu lục nhạt đến vàng và trong suốt thì nó được dùng làm đá quý. Ba biến thể chính của chrysoberyl là: chrysoberyl lục đến vàng nguyên thủy, mắt mèo hay cymophane, và alexandrit. Chrysoberyl vàng lục được gọi là "chrysolit" dưới thời kỳ Victoria và Edwardia, điều này gây nhầm lẫn do tên gọi này đã được dùng để chỉ olivin ("peridot" là một loại đá quý); tên gọi này đã không còn được sử dụng trong danh pháp ngọc học.

Chrysoberyl

Ô đơn vị a = 5.481 Å, b = 9.415 Å, c = 4.428 Å; Z = 8
Màu nhiều sắc của màu lục, vàng, nâu đến đen lục, có thể có màu đỏ mâm xôi dưới ánh sáng đèn dây tóc; không màu, vàng, lục hoặc đỏ đối với ánh sáng truyền qua
Công thức hóa học BeAl2O4
Nhóm không gian Thoi 2/m2/m2/m tháp đôi
Song tinh tiếp xúc và xuyên cắt là phổ biến, thường lặp lại tạo thành cấu trúc hoa hồng
Độ cứng Mohs 8,5
Đa sắc X = red; Y = cam-vàng; Z = lục emerald
Màu vết vạch trắng
Phân loại Strunz 04.BA.05
Cymophan Chatoyant
Alexandrit đổi màu; lục đến đỏ
Thuộc tính quang hai trục (+)
Hệ tinh thể thoi
Tỷ trọng riêng 3,5 - 3,84
Độ bền giòn
Dạng thường tinh thể tinh thể trụ, lăng trụ ngắn, vân nổi
Góc 2V đo: 70°
Tham chiếu [1][2][3]
Ánh thủy tinh
Vết vỡ vỏ sò đến không phẳng
Thể loại Khoáng vật ôxít
Cát khai rõ trên trục (110), không hoàn toàn (010), kém {001}
Chiết suất nα=1.745 nβ=1.748 nγ=1.754