Chiến_tranh_Liban_2006
Chiến_tranh_Liban_2006

Chiến_tranh_Liban_2006

121 chết
(gồm 2 người bị bắt)
628 bị thương[12]Chết:
250 (Hezbollah claim)
≤500 (Lebanese officials' est.)[13]
~500 (UN officials' est.)[14]
~600 (IDF est.)[15]
Bị thương: không rõBị bắt: 13[16] (9 released)
Amal militia: 17 dead
Quân LCP: 12 chết
Quân PFLP-GC: 2 chết
Quân của Lực lượng phòng vệ Cách mạng Iran: ~6-9[17][18]
Quân đội Liban: 28 người chết[19]44 chết[20][21]
4,262 injured[22]
Công dân Liban:
1.191[23] chết
4.409 bị thươngCông dân nước ngoài
53 chết[24]
25 woundedLiên Hiệp Quốc:
5 thiệt mạng
12 wounded[25]Chiến tranh Liban năm 2006, còn gọi là Chiến tranh Israel-Hezbollah năm 2006, Chiến tranh tháng 7 (tiếng Ả Rập: حرب تموز, Harb Tammuz) và ở Israel gọi là Chiến tranh Liban lần 2 (tiếng Do Thái: מלחמת לבנון השנייה, Milhemet Levanon HaShniya), là cuộc xung đột quân sự kéo dài 34 ngày ở Liban và miền bắc Israel. Các bên chủ yếu là lực lượng bán quân sự Hezbollahquân đội Israel. Cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 12 tháng 7 năm 2006, và tiếp tục cho đến khi thoả thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc làm trung gian có hiệu lực vào buổi sáng ngày 14 Tháng tám 2006, mặc dù nó chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 9 năm 2006 khi Israel dỡ bỏ việc phong tỏa hải phận Liban.Cuộc xung đột bắt đầu khi các chiến binh Hezbollah bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel như một hành động trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng trên hai chiếc Humvee bọc thép ở hàng rào biên giới. Các cuộc phục kích đã làm cho 3 binh binh sĩ thiệt mạng, còn hai binh sĩ khác được cho là đã bị Hezbollah bắt đưa qua Liban[26][27][28]. Năm người nữa thiệt mạng trong một nỗ lực giải cứu không thành công. Hezbollah đòi Israel phóng thích các tù nhân Liban để đổi lấy các binh sĩ Israel bị bắt cóc. Israel từ chối và đáp trả bằng cuộc không kích quy mô lớn và bắn pháo vào các mục tiêu ở Liban. Isreal tấn công cả các mục tiêu quân sự của Hezbollah lẫn cơ sở hạ tầng dân sự của Liban, bao gồm cả Sân bay quốc tế Rafic Hariri Beirut (mà Israel nói rằng Hezbollah sử dụng để nhập khẩu vũ khí và vật tư)[29], phong tỏa không phận và hải phận,[30] và tiến hành một cuộc xâm lược vào miền Nam Liban. Hezbollah sau đó đã phóng nhiều rocket vào miền bắc Israel và đã đụng độ với Các lực lượng phòng vệ Israel trong các cuộc chiến du kích từ các vị trí cố thủ[31]. Cuộc xung đột đã giết chết ít nhất 1.300 người, chủ yếu là công dân Liban[32][33][34][35][36], gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự Lebanon, và làm khoảng một triệu người Liban và 300.000-500.000 người Israel phải rời bỏ nhà cửa [37], mặc dù hầu hết những người Israel này đã có thể trở về nhà của họ[22][38][39].[40] Sau khi ngừng bắn, một số khu vực của miền Nam Liban vẫn không thể ở được do bom bi của Israel chưa phát nổ.[40]Ngày 11 tháng 8 năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 1701 trong một nỗ lực chấm dứt thù địch. Nghị quyết này đã được chính phủ cả hai quốc gia Israel và Liban phê chuẩn vào ngày hôm sau, kêu gọi giải giáp Hezbollah, rút quân Israel khỏi Liban và bố trí lính LibanLực lượng lâm thời Liên Hiệp Quốc tại Liban (UNIFIL) đông hơn ở phía nam. UNIFIL được trao ủy quyền lớn hơn, bao gồm khả năng sử dụng vũ lực để đảm bảo rằng khu vực hoạt động không được sử dụng cho các hoạt động thù địch.[41] Quân đội Liban bắt đầu triển khai tới Nam Liban vào ngày 17 tháng 8 năm 2006. Sự phong toả của Israel được dỡ bỏ vào ngày 8 tháng 9 năm 2006.[42] Ngày 1 tháng 10 năm 2006, phần lớn lực lượng Israel đã rút khỏi Liban, dù nhóm cuối cùng vẫn tiếp tục chiếm đóng ngôi làng xuyên biên giới hai nước, Ghajar.[43] Trong thời gian kể từ khi ban hành UNSCR 1701, cả chỉnh phủ Liban lẫn chính phủ Israel đã tuyên bố rằng họ sẽ không giải giáp Hezbollah.[44][45][46] Còn hai binh sĩ bị giam giữ và đã được trao trả cho Israel vào ngày 16 tháng 7 năm 2008 trong một đợt trao đổi tù binh Israel-Hezbollah.

Chiến_tranh_Liban_2006

Thời gian ngày 12 tháng 7 năm 2006—ngày 14 tháng 8 năm 2006
Israeli blockade of Liban ended on ngày 8 tháng 9 năm 2006
Địa điểm LibanIsrael
Nguyên nhân bùng nổ Zar'it-Shtula incident
Kết quả * Đình chiến, soạn thảo bởi Nghị quyết UNSC số 1701
Thời gianĐịa điểmNguyên nhân bùng nổKết quả
Thời gianngày 12 tháng 7 năm 2006—ngày 14 tháng 8 năm 2006
Israeli blockade of Liban ended on ngày 8 tháng 9 năm 2006
Địa điểmLibanIsrael
Nguyên nhân bùng nổZar'it-Shtula incident
Kết quả* Đình chiến, soạn thảo bởi Nghị quyết UNSC số 1701

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Liban_2006 http://www.abc.net.au/news/stories/2008/07/18/2307... http://chinadaily.cn/world/2006-07/30/content_6529... http://english.peopledaily.com.cn/200608/19/eng200... http://www.atimes.com/atimes/Middle_East/HH17Ak02.... http://www.chron.com/disp/story.mpl/headline/world... http://edition.cnn.com/2006/WORLD/meast/07/13/mide... http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast/10/01/lebanon.... http://en.epochtimes.com/news/6-8-6/44648.html http://www.foxnews.com/story/0,2933,208206,00.html http://books.google.com/?id=bl2I4uXHMvAC&printsec=...