Chiến_tranh_Bosnia
Chiến_tranh_Bosnia

Chiến_tranh_Bosnia

Cộng hoà Bosnia và Herzegovinaa CR Herzeg-Bosnia
(up to 1994)
 Croatia
 Republika Srpska
FR Yugoslavia
AP Western Bosnia (1993 on) Croatia
Cộng hoà
Bosnia và Herzegovina
b
NATO
(bombing operations, 1995) Republika Srpska
AP Western Bosnia Sefer Halilović
(ARBiH Chief of Staff 1992-1993)
Rasim Delić
(ARBiH Chief of Staff 1993-1995) Leighton W. Smith
(Commander AFSOUTH) Janko Bobetko
(HV Chief of Staff 1992-1995)
Mate Boban
(Tổng thống CR Herzeg-Bosnia)
Milivoj Petković
(HVO Chief of Staff)
Dario Kordić
(Vice president of CR Herzeg-Bosnia) Radovan Karadžić
(Tổng thống Republika Srpska)
Ratko Mladić
(VRS Chief of Staff)
Fikret Abdić (Acting President of AP Western Bosnia)b Giữa năm 1994 và 1995, Cộng hòa Bosnia và Herzegovina được sự ủng hộ của hai nhóm sắc tộc là BosniaksBosnian Croats. Điều này là do có được Thỏa thuận Washington.Chiến tranh Bosnia hay Chiến tranh ở Bosna và Hercegovina là một cuộc xung đột vũ trang quốc tế xảy ra ở Bosna và Hercegovina trong khoảng thời gian giữa tháng 4 năm 1992 và tháng 12 năm 1995. Cuộc xung đột đã lôi kéo vài bên tham chiến. Các bên tham chiến chủ yếu là lực lượng Cộng hoà Bosna và Hercegovina và các thực thể chính trị tự phong là Bosnia SerbBosnia Croat bên trong Bosna và Hercegovina, Republika SrpskaHerzeg-Bosnia. Republika Srpska và Herzeg-Bosnia lần lượt mỗi bên nhận được sự trợ giúp về quân sự và chính trị từ phía SerbiaCroatia.[1][2][3]Cuộc chiến diễn ra như là kết quả của sự tan rã liên bang Nam Tư. Theo sau sự ly khai của Slovenia và Croatia khỏi Nam Tư vào năm 1991, Cộng hoà Bosna và Hercegovina Nam Tư với dân số chủ yếu bao gồm người Bosniaks Hồi giáo (44 phần trăm), Serbs Chính thống giáo (31 phần trăm) và Croats Công giáo (17 phần trăm), thông qua một cuộc trưng cầu dân ý về việc độc lập vào ngày 29 tháng 2 năm 1992. Việc này đã bị các đại diện chính trị của người Serb Bosnia bác bỏ, họ đã tẩy chay cuộc trưng cầu và thành lập nước cộng hoà riêng của mình là Republika Srpska. Sau sự kiện tuyên bố độc lập, lực lượng Serb Bosnia được sự trợ giúp từ chính phủ Serbia của Slobodan MiloševićQuân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) đã tấn công Cộng hoà Bosna và Hercegovina nhằm bảo vệ lãnh thổ của người Serbia và chiến tranh sau đó đã nổ ra khắp Bosnia, theo sau bởi các sự kiện loại bỏ dân số Bosniak, đặc biệt ở Đông Bosnia.[4]Chiến tranh Bosnia mang bản chất chủ yếu là một cuộc xung đột lãnh thổ, ban đầu là giữa Quân đội Cộng hoà Bosna và Hercegovina, vốn không chỉ bao gồm phần lớn bởi thành phần người Bosniaks, và lực lượng Croat Bosnia về cùng một phía, và lực lượng Serb and Bosnia bên phía đối địch. Người Croat còn có mục tiêu là bảo vệ các phần lãnh thổ Bosna và Hercegovina như Croatia.[5] Trong một nỗ lực nhằm phân hoá kẻ thù, lãnh đạo chính trị Serb và Croat đã đồng ý phân chia Bosnia theo hiệp ước KarađorđevoGraz, dẫn đến kết quả là lực lượng Croats ngả về phía Quân đội Cộng hoà Bosna và Hercegovina và dẫn đến chiến tranh Croat-Bosniak.[6] Một cuộc chiến mang đặc điểm đặc biệt tàn bạo bao gồm các trận đánh ác liệt, pháo kích bừa bãi xuống các thành phố và thị trấn, tiêu diệt sắc tộc, cưỡng hiếp tập thể có hệ thốngdiệt chủng. Các sự kiện như Bao vây Sarajevo, trại Omarskathảm sát Srebrenica tiêu biểu cho xung đột này.Người Serb, mặc dù ban đầu ở thế thượng phong do nguồn vũ khí dồi dào và tiềm lực được hỗ trợ bởi JNA nhưng cuối cùng lại bị mất thế chủ động khi người Bosniak và Croat liên minh để chống lại Republika Srpska vào năm 1994 cùng với sự thành lập Liên bang Bosna và Hercegovina theo sau thỏa thuận Washington. Sau thảm sát Srebrenica và Markale, NATO đã can thiệp vào năm 1995 bằng Chiến dịch Deliberate Force chống lại Quân đội Republika Srpska, sự kiện này đã dẫn tới việc quốc tế hoá cuộc xung đột nhưng chỉ là vào giai đoạn cuối.[7] Chiến tranh kết thúc sau khi việc ký kết Hiệp định Khung Tổng thể về Hoà Bình ở Bosna và Hercegovina tại Paris ngày 14 tháng 12 năm 1995. Các cuộc đàm phán hoà bình được tổ chức ở Dayton, Ohio, kết thúc vào ngày 21 tháng 12 năm 1995. Hiệp ước này được biết đến với cái tên Hoà ước Dayton.[8] Một bản báo cáo vào năm 1995 thực hiện bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho thấy lực lượng Serbia chịu trách nhiệm cho 90 phần trăm tội ác chiến tranh xảy ra trong thời gian diễn ra xung đột.[9] Đầu năm 2008 Toà án Quốc tế về tội ác ở Nam Tư cũ đã kết án 45 người Serb, 12 người Croat và 4 người Bosniak phạm tội ác chiến tranh liên quan đến chiến tranh Bosnia.[10] Nghiên cứu gần đây khám phá ra con số người chết vào khoảng 100.000–110.000[11][12][13] và con số người mất nhà cửa là hơn 2,2 triệu,[14] khiến cho đây trở thành cuộc xung đột tàn phá nhất châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

Chiến_tranh_Bosnia

Thời gian 1 tháng 4, 1992 - 14 tháng 12, 1995
Thời gianĐịa điểmNguyên nhânKết quả
Thời gian1 tháng 4, 1992 - 14 tháng 12, 1995
Địa điểmBosnia
Nguyên nhânBosnia và Herzegovina độc lập
Kết quảHoà ước Dayton
  • Phân chia bên trong Bosnia và Herzegovina dựa theo Hoà ước Dayton
  • Việc triển khai lực lượng IFOR do NATO dẫn đầu để giám sát hiệp ước hoà bình.
  • Thiệt hại dân thường lớn nghiên về người Bosniak.
  • Ít nhất 100.000 người bị giết và hơn hai triệu người mất nhà cửa.
Địa điểm Bosnia
Kết quả Hoà ước Dayton
  • Phân chia bên trong Bosnia và Herzegovina dựa theo Hoà ước Dayton
  • Việc triển khai lực lượng IFOR do NATO dẫn đầu để giám sát hiệp ước hoà bình.
  • Thiệt hại dân thường lớn nghiên về người Bosniak.
  • Ít nhất 100.000 người bị giết và hơn hai triệu người mất nhà cửa.
Nguyên nhân Bosnia và Herzegovina độc lập

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Bosnia http://www.gfbv.ba/index.php?id=126 http://www.idc.org.ba/aboutus/Overview_of_jobs_acc... http://www.idc.org.ba/presentation/research_result... http://www.idc.org.ba/prezentacija/Bosna%20i%20Her... http://www.cbc.ca/world/story/2010/04/14/croatia-b... http://books.google.ca/books?id=-4eKmp_qu_QC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=ACvJHam2_-oC&lpg=P... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/33337863... http://www.ex-yupress.com/oslob/oslob7.html http://books.google.com/books?id=-4eKmp_qu_QC&lpg=...