Capella
Capella

Capella

Tọa độ: 05h 16m 41.3591s, 45° 59′ 52.768″Capella, còn gọi là Alpha Aurigae (α Aurigae, viết tắt Alpha Aur, α Aur), là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Ngự Phu, và sáng thứ sáu trên bầu trời đêm, và là ngôi sao sáng thứ ba ở bán cầu bắc thiên cầu sau hai sao ArcturusVega. Là ngôi sao sáng nổi bật trên bầu trời mùa đông ở bắc bán cầu, đây là sao củng cực (circumpolar star) đối với người quan sát nằm về phía bắc của 44° độ vĩ bắc. Tên của ngôi sao trong tiếng Latin có nghĩa là "con dê nhỏ", Capella mô tả tượng trưng cho chú dê Amalthea đã cho Zeus bú lúc thơ sinh trong thần thoại cổ đại. Hệ sao Capella nằm tương đối gần Mặt Trời chỉ cách 42,8 năm ánh sáng (13,1 pc).Quan sát bằng mắt thường thì đây là một ngôi sao, nhưng Capella thực sự là một hệ sao bao gồm 4 ngôi sao trong hai hệ sao đôi quay quanh nhau. Cặp sao thứ nhất là hai sao khổng lồ sáng màu vàng, cả hai có khối lượng xấp xỉ 2,5 lần khối lượng Mặt Trời. Chúng đã đốt cạn kiệt lõi hiđrô ở trong, nhiệt độ bề mặt giảm và kích thước sao nở rộng, đưa hai ngôi sao ra khỏi dãy chính trong bảng phân loại sao. Được ký hiệu lần lượt là Capella Aa và Capella Ab, chúng quay quanh nhau trên một quỹ đạo tròn nhỏ với đường kính khoảng 0,76 đơn vị thiên văn (AU)[note 2] và chu kỳ quỹ đạo bằng 104 ngày. Trong hai sao thì Capella Aa lạnh hơn và sáng hơn và thuộc lớp phổ K0III; nó có độ sáng gấp 78,7 ± 4,2 lần độ sáng Mặt Trời và bằng 11,98 ± 0,57 lần đường kính Mặt Trời. Là một ngôi sao già trong quần tụ sao khổng lồ đỏ trên biểu đồ Hertzsprung-Russell, nó đang ở giai đoạn tổng hợp hạt nhân heli thành hạt nhân cacbonôxy ở trong lõi sao. Capella Ab có đường kính hơi nhỏ hơn và sáng hơn và nó thuộc lớp phổ G1III; ngôi sao này sáng gấp 72,7 ± 3,6 lần độ sáng Mặt Trời và đường kính bằng 8,83 ± 0,33 đường kính Mặt Trời. Nó đang ở trong giai đoạn tiến hóa ngắn gọi là khoảng trống Hertzsprung khi kích thước sao đang mở rộng và nhiệt độ bề mặt giảm để tiến tới giai đoạn trở thành sao khổng lồ đỏ. Hệ Capella là một trong những nguồn tia X sáng nhất trên bầu trời, mà nguyên nhân chính được cho đến từ vành nhật hoa của sao khổng lồ khối lượng lớn hơn. Cặp sao thứ hai, nằm cách cặp thứ nhất 10.000 AU, bao gồm hai sao lùn đỏ mờ, nhỏ và tương đối lạnh. Chúng được ký hiệu là Capella H và Capella L. Một vài ngôi sao khác nằm gần trong trường quan sát đã được lập danh mục là những sao nằm gần hệ nhưng thực tế chúng không quay quanh hoặc bị ảnh hưởng hấp dẫn bởi hệ hai cặp sao đôi này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Capella http://adsabs.harvard.edu/abs/1990A&A...230..389S http://adsabs.harvard.edu/abs/1990A&AS...85..971P http://adsabs.harvard.edu/abs/1991bsc..book.....H http://adsabs.harvard.edu/abs/1998S&T....95d..59T http://adsabs.harvard.edu/abs/2007A&A...474..653V http://adsabs.harvard.edu/abs/2009yCat....102025S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015ApJ...807...26T http://cdsarc.u-strasbg.fr/viz-bin/Cat?V/70A http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=CCD... http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=CCD...