Bá_quốc_Hessen-Kassel
Bá_quốc_Hessen-Kassel

Bá_quốc_Hessen-Kassel

Bá quốc Hessen-Kassel (tiếng Đức: Landgrafschaft Hessen-Kassel; tiếng Anh: Landgraviate of Hesse-Kassel) được đánh vần là Hesse-Cassel trong suốt thời gian tồn tại của nó, là một nhà nước trong Đế chế La Mã Thần thánh. Hesse-Kassel được thành lập vào năm 1567, khi Bá quốc Hessen bị chia cắt sau cái chết của Philip I, Phong địa bá tước của Hesse. Con trai cả của ông là William IV thừa kế nửa phía Bắc của lãnh thổ và thủ đô đặt tại Kassel. Những người con trai khác đã nhận được Bá quốc Hessen-Marburg, Bá quốc Hessen-RheinfelsBá quốc Hessen-Darmstadt.Trong cuộc tái tổ chức Đế chế dưới thời của Napoleon Bonaparte vào năm 1803, Bá quốc Hessen-Kassel được nâng lên thành Tuyển hầu quốcPhong địa bá tước William IX trở thành Tuyển đế hầu. Nhiều thành viên của Nhà Hesse-Kassel phục vụ trong quân đội Đan Mạch đạt được cấp bậc và quyền lực cao dưới thời cai trị của Vương tộc Oldenburg, do nhiều Phong địa Bá tước của Hessen đã kết hôn với các công chúa Đan Mạch. Các thành viên của gia tộc được biết là đã phục vụ Đan Mạch-Na Uy bao gồm Hoàng tử Frederik của Hesse-Kassel, Hoàng tử Frederick của Hesse-Kassel và Hoàng tử Charles của Hesse-Kassel. Sau đó lãnh thổ đã bị quân đội Pháp chiếm đóng và trở thành một phần của Vương quốc Westphalia, một quốc gia vệ tinh của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Tuyển hầu quốc Hesse đã được khôi phục vào cuối Chiến tranh Napoléon, mặc dù vào thời điểm đó, Đế chế La Mã Thần thánh đã bị giải thể, không còn hoàng đế để bầu chọn.

Bá_quốc_Hessen-Kassel

Dân số  
• 1751–1760 William VIII
Phong địa bá tước  
• 1785–1803 William IX (Tuyển hầu quốc Hesse từ năm 1821)
• 1730–1751 Frederick I, Vua của Thụy Điển
• Được nâng lên Tuyển hầu quốc 1803
Ngôn ngữ thông dụng German, Hessian
Hiện nay là một phần của Đức
Thủ đô Kassel
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
Tôn giáo chính
• Thành lập 1567
Vị thế Phong địa Bá quốc
• 1567–1592 William IV
• 1775 300,000[1]
• 1760–1785 Frederick II
Lịch sử