Biển_tiến

Biển tiến là một sự kiện địa chất diễn ra khi mực nước biển dâng tương đối với đất liền và đường bờ biển lùi sâu vào trong đất liền gây ra ngập lụt. Biển tiến có thể làm cho nhấn chìm một vùng đất hoặc tạo các bồn đại dương. Biển tiến và biển thoái có thể do tác động của hoạt động kiến tạo như tạo núi, biến đổi khí hậu như các thời kỳ băng hà hoặc chuyển động đẳng tĩnh khi băng tan hoặc bóc mòn trầm tích.Trong suốt kỷ Creta, tách giãn đáy biển đã tạo ra bồn Đại Tây Dương tương đối nông. Điều này làm giảm khả năng chứa của bồn đại dương trên thế giới và làm dâng mực nước biển trên toàn cầu. Do hậu quả của nước biển dâng, các đại dương tiến vào hầu hết phần miền trung Bắc Mỹ và tạo ra đường biển nội địa phía tây (Western Interior Seaway) từ vịnh Mexico đến Bắc Băng Dương.Ngược lại với biển tiến là biển thoái (regression), là sự kiện mực nước biển rút xuống tương đối với đất liền làm lộ ra các phần của đáy biển trước kia. Trong suốt thời kỳ băng hà thế Pleistocen, hầu hết nước trong các đại dương được tích tụ ở các vùng đất đóng băng quanh năm làm cho mực nước trong đại dương hạ thấp 120 mét (so với bờ biển hiện tại)[1] làm lộ ra cầu đất Beringia giữa Alaskachâu Á.