Biển_Mặt_Trăng
Biển_Mặt_Trăng

Biển_Mặt_Trăng

Biển Mặt Trăng (tiếng Anh: Lunar mare) là các vùng mặt phẳng bazan rộng và tối của Mặt Trăng được hình thành bởi các vụ phun trào núi lửa cổ đại. Chúng được gọi là maria, trong tiếng Latinh có nghĩa là "biển", bởi những nhà thiên văn học trước đây nhầm tưởng là biển thật.[1] Những biển này có suất phản chiếu thấp hơn ở "vùng cao" nên kết quả là chúng xuất hiện dưới một màu tối khi nhìn bằng mắt thường. Biển chiếm 16% bề mặt Mặt Trăng nhưng hầu hết đều ở vùng nhìn thấy được từ Trái Đất. Một vài biển trên vùng nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng nhỏ hơn và nằm hầu hết ở các hố lớn. Thuật ngữ truyền thống cũng được dùng trên Mặt Trăng là biển (thay thế cho oceanus), tương tự như hồ (thay thế cho lacus), đầm (thay thế cho palus), và vịnh (thay thế cho sinus). Ba thuật ngữ được kể cuối cùng sẽ có diện tích nhỏ hơn biển nhưng có cùng đặc điểm và tính chất tự nhiên.Tên của các biển thường dựa theo tính chất (Humorum (ẩm), Imbrium (mưa rào), Insularum (đảo), Nubium (mây), Spumans (bọt), Undarum (sóng), Vaporum (sương mù), Procellarum (bão tố), Frigoris (lạnh)), thuộc tính (Australe (phương nam), Orientale (phương đông), Cognitum (tri thức), Marginis (cạnh)), hoặc cảm giác (Crisium (khủng hoảng), Ingenii (thông minh), Serenitatis (thanh bình), Tranquillitatis (bình yên)). Mare Humboldtianum và Mare Smythii là hai tên cuối cùng được đặt tên theo tên người, và sau này không theo khuynh hướng đặt tên này nữa.[2] Khi Mare Moscoviense được tìm ra bởi Luna 3, tên của nó được Liên bang Xô Viết đề nghị và được chấp thuận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế nhưng với lời bào chữa cho rằng tên Moscow là tên được đặt theo cảm giác.[3]