Biến_cố_thuyên_tắc_mạch_và_huyết_khối_sau_tiêm_vắc-xin_COVID-19
Biến_cố_thuyên_tắc_mạch_và_huyết_khối_sau_tiêm_vắc-xin_COVID-19

Biến_cố_thuyên_tắc_mạch_và_huyết_khối_sau_tiêm_vắc-xin_COVID-19

20202021Phong toảBiến cố thuyên tắc mạch và huyết khối sau tiêm vắc-xin, hay giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (vaccine-induced prothrombotic immune thrombocytopenia, VIPIT ),[1][2] giảm tiểu cầu miễn dịch do vắc-xin (vaccine-induced immune thrombotic thrombocytopenia, VITT ),[3][4] hoặc huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (thrombosis with thrombocytopenia syndrome, TTS )[5] là những hội chứng huyết khối hiếm gặp, ban đầu được quan sát thấy ở một số lượng rất nhỏ những người trước đó đã được tiêm vắc-xin Oxford-AstraZeneca COVID-19 (AZD1222)[lower-alpha 1] trong đại dịch COVID-19.[1][9] Sau đó, các hội chứng này cũng thấy ở người tiêm vắc-xin COVID-19 Janssen (Johnson & Johnson) dẫn đến việc ngừng sử dụng để đánh giá lại mức độ an toàn của nó.[10]Tháng 4 năm 2021, AstraZeneca và EMA đã cập nhật thông tin của họ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về AZD1222, cho rằng có mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêm chủng và sự xuất hiện của huyết khối kết hợp với giảm tiểu cầu: "mặc dù các phản ứng bất lợi như vậy rất hiếm, tỷ lệ người mắc các phản ứng sau tiêm vượt quá kỳ vọng ban đầu".[9][11][12] [13]Nhiều guideline từ các hiệp hội nghề nghiệp khuyên nên điều trị bằng thuốc chống đông máu thay thế cho heparin, vì heparin có thể làm trầm trọng thêm phản ứng bất lợi.[14][15]