Aurangzeb
Aurangzeb

Aurangzeb

Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, được biết phổ biến hơn với tên gọi Aurangzeb (tiếng Ba Tư: اورنگ‌زیب‎ (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-Azam wal Khaqan al-Mukarram Abul Muzaffar Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, Padshah Ghazi) (4 tháng 11 năm 16183 tháng 3 năm 1707), có danh hiệu tự phong là Alamgir I (Kẻ chinh phạt của thế giới) (tiếng Ba Tư: عالمگیر‎), là vua thứ sáu của vương triều Mogul trong lịch sử Ấn Độ, trị vì từ năm 1658 đến khi qua đời 1707. Dưới thời trị vì của mình, Aurangzeb dã đưa chế độ phong kiến Mogul lên tới đỉnh cao, song những cuộc chiến tranh xâm lược triền miên của ông ta đã làm hao mòn sinh lực của đế quốc Mogul và mở đường cho quá trình suy yếu của nó sau khi ông ta chết.Aurangzeb nổi tiếng là người có nhiều chiến công lẫn tội ác. Giữa Aurangzeb và vua cha Shah Jahan xảy ra xung đột dữ dội. Năm 1658, khi Shah Jahan lâm bệnh, Aurangzeb giết ba anh trai, lật đổ ngai vàng của vua cha và giam lỏng Jahan vào pháo đài Agra. Trong suốt tám năm trời bị giam giữ, Jahan không thể đến thăm mộ vợ và cũng là mẹ đẻ của Aurangzeb, hoàng hậu Mumtaz Mahal vào ngày giỗ của bà tại đền Taj Mahal cách đó không xa. Shah Jahan sau đó qua đời trong nơi giam lỏng.Aurangzeb ngự trị Tiểu lục địa Ấn Độ trong gần nửa thế kỷ, trở thành vua Mogul thứ hai có thời gian trị vì lâu dài nhất, sau Akbar. Ông ta đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh bành trướng vào miền Nam Ấn Độ.[1][2] Kết quả là Aurangzeb đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Ấn Độ, khiến cho ông có lãnh thổ rộng hơn bất kì một vị Hoàng đế Mogul nào khác.[3] Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngoài việc chinh phạt cao nguyên Deccan, ông cũng thực viện chính sách bảo trợ văn học nghệ thuật. Là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, Aurangzeb luôn khuyến khích thần dân theo đạo Hồi. Aurangzeb đã phá huỷ nhiều công trình nghệ thuật vì lo ngại rằng chúng có thể được người dân thờ cúng như những vật được tôn sùng.[1] Aurangzeb cũng thi hành chính sách dung dưỡng chế độ đẳng cấp, phân biệt đối xử với các tín đồ Ấn Độ giáo.Cuộc chiến tranh của Aurangzeb đã khiến đế quốc mở rộng quá mức, cách ly các đồng minh thân cận người Rajput với triều đình. Thêm nữa đa số dân chúng trong đế quốc của Aurangzeb là người theo Ấn Độ giáo và họ luôn bất mãn với một triều đại Hồi giáo và sự phân biệt tôn giáo của Aurangzeb. 25 năm cuối của triều đại ông ta lún sâu trong các cuộc thảo phạt quân nổi loạn của người Maratha ở cao nguyên Deccan, miền Trung Ấn Độ. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Mogul. Sau khi Aurangzeb qua đời, đế quốc Mogul nhanh chóng suy sụp. Các vua kế tục không có được khả năng trị vì cũng như bàn tay sắt của Aurangzeb và sau đó đã đánh mất tất cả sự nghiệp của tiên đế.

Aurangzeb

Thân mẫu Mumtaz Mahal
Kế nhiệm Bahadur Shah I
Tước vịTước vị
Tước vị
Al-Sultan al-Azam wal Khaqan al-Mukarram Abul Muzaffar Muhiuddin Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, Padshah Ghazi
Tiền nhiệm Shah Jahan
Thê thiếp Nawab Raj Bai Begum
Dilras Bano Begam
Hira Bai Zainabadi Mahal
Aurangabadi Mahal
Udaipuri Mahal
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Abul Muzaffar Muhiuddin Muhammad Aurangzeb Alamgir
Triều đại Nhà Timur
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
(w. Dilras Bano Begam)
Zeb-un-Nissa, Zinat-un-Nissa, Muhammad Azam Shah, Mehr-un-Nissa, Muhammad Akbar,
(w. Nawab Raj Bai Begum)
Sultan Muhammad, Bahadur Shah I, Badr-un-Nissa,
(w. Aurangabadi Mahal)
Zabdat-un-Nissa,
(w. Udaipuri Mahal)
Muhammad Kam Baksh
Sinh 4 tháng 11 năm 1618
Dahod
Mất 3 tháng 3, 1707(1707-03-03) (88 tuổi)
Aurangabad
Tôn giáo Hệ phái Sunni của Hồi giáo
An táng Lăng Aurangzeb, Khuldabad, Maharashtra
Tại vị 1658 - 1707
Thân phụ Shah Jahan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aurangzeb http://horsesandswords.blogspot.com/2006/01/battle... http://books.google.com/books?id=4aqU9Zu7mFoC&pg=P... http://www.sscnet.ucla.edu/southasia/History/Mugha... http://web.nwe.ufl.edu/~esull/restoration/aurengze... http://www.aurangzeb.info http://www.mwlusa.org/topics/marriage&divorce/musl... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/643087... http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/hist... http://books.google.com.vn/books?id=8XnaL7zPXPUC&p... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Aurang...