AGM-88_HARM
AGM-88_HARM

AGM-88_HARM

AGM-88 HARM (HARM: High-speed Anti Radiation Missile: Tên lửa tốc độ cao chống bức xạ) là loại tên lửa không đối đất chiến thuật được thiết kế để dẫn đến mục tiêu dựa vào phát xạ điện tử kết hợp với hệ dẫn rada của tên lửa không đối đất. Tên lửa này ban đầu được phát triển bởi Texas Instruments (TI) nhằm thay thế cho các thế hệ tên lửa AGM-45 ShrikeAGM-78 Standard ARM. Việc sản xuất sau đó được thực hiện bởi Raytheon Corporation (RAYCO) khi hãng này mua TI.AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng ten rada hoặc một trạm phát. Hệ thống dẫn, hướng đến trạm phát rada của đối phương, có một ăng ten cố định và một bộ tìm kiếm nằm ở phía đầu của tên lửa. Một động cơ rốc két sử dụng thuốc phóng rắn, không khói đẩy tên lửa đạt đến tốc độ Mach 2. HARM là chương trình được phục vụ cho Hải quân Hoa KỳTên lửa HARM được phê chuẩn cho việc chính thức sản xuất vào tháng 3 năm 1983 và được triển khai vào cuối năm 1985 với VA-72 và VA-46 trên boong tàu USS Hoa Kỳ. Lần đầu tiên nó được sử dụng chiến đấu là để chống lại vị trí đặt tên lửa SA-5 của Libya vào tháng 3 năm 1986. HARM được sử dụng rộng rãi bởi Hải quân Hoa KỳKhông quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Bão táp Sa mạc trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991.Loại mới nhất đã được nâng cấp là tên lửa AGM-88E AARGM (viết tắt của: Advanced Anti Radiation Guided Missile: tên lửa dẫn hướng chống bức xạ phát triển). Đây là dự án kết hợp giữa Bộ quốc phòng Italia và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ.

AGM-88_HARM

Tầm hoạt động 150 kilômét; 92 dặm (80 nmi)[3]
Hệ thống chỉ đạo Dẫn hướng bằng radar thụ động với home-on-jam, GPS/INSsóng mm, Dẫn hướng bằng radar chủ động ở biến thể E.[4] 500-20,000 MHz cho AGM-88C
Cơ cấu nổmechanism Thiết bị kích nổ laser FMU-111/B
Tốc độ 2.280 km/h (1.420 mph)
Giá thành 284,000 USD
870,000 USD cho biến thể AGM-88E[2]
Đầu nổ Nổ mảnh WDU-21/B trong bộ phận đầu nổ WAU-7/B, và sau đó là đầu nổ tạo mảnh sát thương WDU-37/B.
Chiều dài 4,1 mét (13 ft)
Giai đoạn sản xuất 1983–nay
Nền phóng F/A-18, F-4G, F-16, Tornado IDS, J-22 Orao, F-35 và các máy bay khác
Loại Tên lửa không đối đất chống bức xạ
Phục vụ 1985–nay
Sử dụng bởi Hoa Kỳ và các quốc gia khác
Người thiết kế Texas Instruments
Khối lượng 355 kilôgam (783 lb)
Chất nổ đẩy đạn Nhiên liệu rắn
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Sải cánh 1,1 mét (3,6 ft)
Trọng lượng �đầu nổ 66 kilôgam (146 lb)
Động cơ Động cơ rocket Thiokol SR113-TC-1 dual-thrust
Nhà sản xuất Texas Instruments, sau đó là Raytheon
Đường kính 254 milimét (10,0 in)
Năm thiết kế 1983
Cuộc chiến tranh Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo, Chiến tranh Iraq, Can thiệp Quân sự tại Libya năm 2011

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: AGM-88_HARM http://www.deagel.com/Anti-Radiation-Missiles/AGM-... http://www.raytheon.com/capabilities/products/mald... http://www.raytheon.com/products/stellent/groups/p... http://www.navair.navy.mil/index.cfm?fuseaction=ho... http://www.ausairpower.net/API-AGM-88-HARM.html http://www.designation-systems.net/dusrm/m-88.html http://www.fas.org/man/dod-101/sys/smart/agm-88.ht... http://www.globalsecurity.org/military/systems/mun... https://web.archive.org/web/20060628010856/http://... https://web.archive.org/web/20100210095535/http://...