2020 Ảnh_hưởng_kinh_tế_của_đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam

Giảm mức tăng trưởng kinh tế

Trong quý 1, thành phố Hồ Chí Minh tăng chỉ có 0,42%, Hà Nội tăng 3,72%, Hải Phòng tăng 14,9% (dẫn đầu cả nước), Cần Thơ 4,07%, Đà Nẵng chưa có số liệu cụ thể nhưng báo cáo chính phủ tăng trưởng âm, thấp kỷ lục sau nhiều năm và đánh giá thấp hơn cả TP.HCM. Các tỉnh: Quảng Ninh 7,2%, An Giang 4,75%, Vĩnh Phúc tăng 6,38%, Khánh Hòa giảm 9,33%, Lâm Đồng tăng 9,8%, Đắk Nông tăng 5,04%, Tiền Giang tăng 3,86%, Bắc Giang tăng 7,4%, Bắc Ninh 5,9%, Thái Bình tăng 6,87%, Phú Yên tăng 1,08%... Dự báo quý 2 sẽ giảm nhiều hơn, và nếu dịch được không chế, sẽ tăng cao lên trong hai quý cuối năm. Theo dự đoán của IMF thì Việt Nam năm 2020 tăng chỉ 2,7%, cao hàng đầu châu Á (trong khi Đông Nam Á giảm 0,7% và toàn thế giới giảm 3%). Báo cáo Chính phủ tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/5 đề xuất mục tiêu GDP năm 2020 tăng khoảng 4,5%, giảm 2,3 điểm phần trăm so với mục tiêu Quốc hội giao 6,8%. Nếu tình hình thế giới thuận lợi, dịch bệnh kiểm soát, thị trường hồi phục tốt hơn thì phấn đấu mức tăng GDP là 5,4%. Tuy nhiên điều chỉnh cần xin ý kiến Bộ Chính trị sau đó trình ra Trung ương và Quốc hội. Quốc hội thống nhất chưa điều chỉnh các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có chỉ tiêu GDP tăng 6,8%.

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 là 1,81% (quý 2 là 0,36%). Theo IHS Markit, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng 1% năm 2020. Tăng trưởng ở một số địa phương 6 tháng đầu năm: TP.HCM tăng 1,02% (tính theo giá so sánh 2010); Hà Nội tăng 3,39%; Hải Phòng tăng 10,87% (cao nhất nước); Cần Thơ tăng 1,43%; Bình Định tăng 2,01%; Đồng Nai tăng 5,8%; Bình Thuận tăng 2,81%; Hà Nam tăng 6,4%; Thái Bình tăng trên 4,6%; Lâm Đồng tăng 0,51%; Đắk Nông tăng 6,09%; Lạng Sơn tăng 0,47%; Quảng Ninh tăng 5,7%; Thừa Thiên - Huế tăng 0,38%; Bạc Liêu tăng 2,05%; Bắc Giang tăng 3,7%; Nghệ An ước tăng 2,69%; Lào Cai tăng 6,08%; Ninh Thuận tăng 8,46%; Bà Rịa - Vũng Tàu trừ dầu khí tăng 0,52%; Hà Tĩnh tăng 0,1%; Sơn La tăng 0,03%; Trà Vinh tăng 3,35%; Vĩnh Long tăng 1,24%; Đồng Tháp tăng 3,41%; Phú Yên ước tăng 1,93%; Tuyên Quang tăng 2,7%; Quảng Ngãi tăng 0,72%; Long An tăng 1,12%; An Giang tăng 1,96%; Kiên Giang tăng 3,33%; Cà Mau giảm 0,45%; Sóc Trăng giảm 0,64%; Tiền Giang giảm 0,83%; Hậu Giang giảm 1,22%; Bến Tre giảm 1,37%; Vĩnh Phúc giảm 2,7%; Bắc Ninh giảm 3,3%; Đà Nẵng giảm 3,61%; Khánh Hòa -12,02%; Quảng Nam -11,51%; Bà Rịa - Vũng Tàu -6,87%; Hòa Bình -6.51%... (Theo Tổng cục Thống kê: 12 tỉnh, thành tăng trưởng âm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau)

Chín tháng đầu năm cả nước tăng 2,12%, Hải Phòng tăng ước tính 11,39%, Hà Nội tăng 3,27%, TP Hồ Chí Minh tăng 0,77%, Đà Nẵng quý 3 giảm mạnh, dự báo cả năm giảm 9,26%, Bắc Giang ước đạt 10,98%, Quảng Ninh 6,5%, Cần Thơ 1,98%...GRDP Đà Nẵng năm 2020 giảm 9,77% so với cùng kỳ năm 2019, GRDP bình quân đầu người giảm 10,2% cùng kỳ[4]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2020 Quảng Ninh tăng 10,05%, Hà Nội cả năm ước tăng 3,98%, TP. Hồ Chí Minh cả năm tăng 1,39%.

GDP quý 4 của Việt Nam tăng 4,48%.[5]

Kinh tế năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91%, theo báo cáo của nhà nước, mức tăng này theo Reuters, thuộc hàng cao nhất thế giới, nhưng vẫn là thấp nhất trong vòng 30 năm[6]. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98% và dịch vụ tăng 2,34%. GDP của Việt Nam tăng 7,02% trong năm 2019, vượt mục tiêu của năm đề ra 6,6 đến 6,8%[7]. Bắc Giang bất ngờ đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước năm 2020, đạt 13,02%[8], Hải Phòng đứng ở vị trí thứ hai, tăng 11,22%[9], Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng 10,05%[10],Ninh Thuận tăng 9,58%[11] xếp thứ 3 và 4 về tăng trưởng, thấp nhất là Khánh Hòa -10,52%, Đà Nẵng -9,77% (có 5 tỉnh thành tăng trưởng âm).

Người lao động và doanh nghiệp

Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.[12]Dịch COVID-19 đẩy 1,3 triệu người vào tình trạng không có việc làm trong năm 2020, đa phần người mất việc trong độ tuổi lao động. Riêng trong quý 4-2020 có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước.[13]

Nhiều lao động nhập cư tại các thành phố bị thất nghiệp, thu nhập sụt giảm do giãn cách xã hội tại gia.[14][15][16] Thành phố Hồ Chí Minh thống kê 600.000 người thất nghiệp tính đến cuối tháng 3,[17] Khánh Hòa có khoảng 17.000 người thất nghiệp trong quý một.[18] Ngày 21 tháng 4, Tổng cục Thống kê cho biết gần 5 triệu lao động thất nghiệp hoặc nghỉ luân phiên do ảnh hưởng từ dịch, đây tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở mức cao nhất trong 5 năm qua.[19] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính 4,6 đến 10,3 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng đến sinh kế tính đến quý hai do khủng hoảng dịch bệnh.[20] Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội thuộc Quốc hội, số người thất nghiệp nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng 63,26%, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo 16.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.[21] Tăng trưởng kinh tế được cho là "kém" nhất kể từ Đổi Mới năm 1986, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố kết quả khảo sát tháng 4 cho biết 86% trong tổng số gần 130.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh.[22] Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 13,3% trong khi số doanh nghiệp dừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%.[23]

Các ngành kinh tế

Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, lượng khách du lịch đến Việt Nam sụt giảm.[24] Cục Hàng không ước tính doanh thu hàng không thiệt hại khoảng 25.000 tỷ đồng;[1] ngành hàng không rơi vào tình trạng "xấu nhất" trong lịch sử 60 năm phát triển, toàn bộ các đường bay bị tạm ngừng.[25] Theo khảo sát kết quả 1.200 doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), 26,2% sẽ phá sản nếu đại dịch kéo dài 6 tháng, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% giảm hơn một nửa doanh thu.[1] Cục Công nghiệp cho biết công nghiệp sản xuất chế tạo–chế biến bị thiếu hụt nguồn cung ứng nguyên liệu–linh kiện (phần lớn nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động.[25] Cục Thuế Hà Nội cho biết trong hai tháng đầu năm có hơn 2.600 hộ kinh doanh giải thể và 6.400 hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh, ngân sách Nhà nước thất thu từ 4.200 đến 16.600 tỷ đồng.[3] Công nghiệp du lịch–nghỉ dưỡng và liên vận thiệt hại doanh thu do chính sách cách ly xã hội,[1][2] lượt du khách quốc tế trong 3 tháng đầu năm đạt 3,7 triệu người và giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019, thị trường du lịch trong nước và quốc tế gần như "đóng băng" hoàn toàn.[26]

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, dịch COVID-19 đã khiến ngân sách Việt Nam bị mất khoảng 150 tỷ đồng mỗi ngày, so với tháng 1.[27] Công bố của Tổng cục Thống kê chiều ngày 27 tháng 3 năm 2020 cho thấy GDP quý I/2020 tăng 3,82% so với cùng kỳ 2019.[28] Đây là mức tăng thấp nhất của quý I trong giai đoạn 2011-2020, thậm chí tồi tệ hơn kịch bản xấu nhất mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020.[29][30][31][32]

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng cho biết giá bán căn hộ chung cư tăng so với cùng kỳ năm trước (Hà Nội tăng 1,02%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,5%), giá bán nhà riêng lẻ tăng (Hà Nội tăng 3,82%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,36%); trong khi giá thuê mặt bằng kinh doanh giảm 10-30%, doanh nghiệp bất động sản cắt giảm 50% nhân sự so với thời điểm trước đại dịch, 80% sàn bất động sản toàn quốc tạm dừng hoạt động.[33] Chủ các mặt bằng kinh doanh cho thuê chủ động giảm 30%-40% giá so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi khảo sát của CBRE Việt Nam về khách thuê mặt bằng kinh doanh cho biết 79% lo lắng doanh thu sáu tháng cuối năm sẽ xấu hơn, 43% cho rằng doanh thu sẽ giảm từ 10%-30%, 61% chưa được hỗ trợ từ chủ nhà, 27% mong đợi các chủ nhà hỗ trợ.[34][35] Dịch bệnh cũng gây ra tình trạng thất nghiệp ở một số địa phương.[17]

Tính đến 21 tháng 5, nông nghiệp tăng 0,08% và sản xuất công nghiệp tăng 1,8% so với cùng kỳ.[36] Bộ Công Thương báo cáo xuất khẩu được 8,22 tỷ USD trong hai tuần đầu tháng 5, được xem là kỳ có kim ngạch thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến hiện tại, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực (điện thoại, máy móc thiết bị) sụt giảm.[37]

Thị trường

Mua hàng hóa dự trữ tại một siêu thị ở Việt Nam vì dịch COVID-19.

Trước sự bùng phát của dịch, mối lo ngại trong cộng đồng đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu khẩu trang, nước sát khuẩn.[38] Nhiều nơi xuất hiện tình trạng tăng giá khẩu trang hoặc hết hàng; một số nhu yếu phẩm cũng bị đội giá.[39][40] Trước tình hình đó, lực lượng quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử lí các trường hợp tăng giá gây ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng.[41][42][43][44] Đồng thời, nhiều biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là tại Hà Nội sau khi công bố ca nhiễm thứ 17.[45][46][47][48][49][50] Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định ngành nông nghiệp sẽ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong thời gian dịch bệnh; tiếp tục giữ đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản dù từ đầu 2020 đã phải ứng phó với COVID-19, thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và dịch bệnh trong nông nghiệp.[51] Tuy nhiên, cũng vì mối quan ngại về dịch bệnh nên người dân có xu hướng tránh nơi đông người, gây ra cảnh ế ẩm, vắng vẻ tại các cửa hiệu, khu mua sắm,...[52][53]

Ngày 24 tháng 3, Tổng cục hải quan có công điện hoả tốc yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu kể từ 0 giờ ngày 24 tháng 3 năm 2020 nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.[54][55][56][57] Một ngày sau đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.[58][59][60] Ngày 28 tháng 3, Bộ Công Thương đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại, kiểm soát chặt chẽ số lượng theo từng tháng.[61][62][63][64][65][66][67][68]

Đánh giá

Trang Arab News ngày 8 tháng 1 năm 2021 đã ca ngợi thành tựu của Việt Nam trong phòng chống Covid-19, và phát triển kinh tế. Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết. “Việt Nam rõ ràng đã giành được vị trí là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.” Theo bài báo Việt Nam còn hạn chế như đang thiếu lao động có kỹ năng cao, bộ máy quan liêu cần số hóa và phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu than gây ô nhiễm để phát triển nhiên liệu. "Nếu một ngành kinh doanh cần lao động giá rẻ, thì ngành đó chắc chắn sẽ đến Việt Nam".[69]

Theo Bloomberg và Washingtonpost: Việt Nam tăng trưởng kinh tế chậm lại còn 2,91% vào năm 2020 do suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, từ điện thoại thông minh đến áo sơ mi... Việc Việt Nam xử lý thành công đại dịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, các chính sách thân thiện với các nhà đầu tư, sự ổn định chính trị và lực lượng lao động trẻ được giáo dục tốt và giá rẻ có khả năng tiếp tục thu hút các công ty quốc tế[70]. Việt Nam là một trong những quốc gia lạc quan nhất thế giới, theo khảo sát của Nielsen.[71]

Liên quan

Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng văn hóa của BTS Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với môi trường Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thực vật Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với chính trị

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ảnh_hưởng_kinh_tế_của_đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam http://www.xinhuanet.com/english/2020-12/27/c_1396... http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?dis... http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202002/tang-gia... http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=4516... http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=4532... https://www.arabnews.com/node/1788986/business-eco... https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-01-04... https://www.reuters.com/article/vietnam-economy-gd... https://www.washingtonpost.com/business/how-vietna... https://vnexpress.net/600-000-nguoi-o-tp-hcm-mat-v...