Động_vật_gặm_xương
Động_vật_gặm_xương

Động_vật_gặm_xương

Động vật gặm xương hay động vật khới xương, nhai xương, nghiền xương hay còn gọi là Durophagyhành vi ăn uống của loài động vật bằng cách ăn cả vỏ cứng hoặc bộ xương ngoài của sinh vật, chẳng hạn như san hô, động vật thân mềm có vỏ, tôm, cua để hấp thu chất dinh dưỡng hoặc calci. Cụm từ này được sử dụng chủ yếu mô tả về các loài , nhưng cũng được sử dụng khi mô tả các loài bò sátđộng vật không xương sống, cũng như các loài gặm xương chẳng hạn như động vật ăn thịt có vú như linh cẩu hay các loài chó. Kiểu ăn xương đòi hỏi một cấu trúc miệng đặc biệt, chẳng hạn như răng hàm cùn, răng, hàm khỏe để nghiền. Trong các loài thú thuộc bộ ăn thịt Carnivora có hai loại chế độ ăn uống kiểu gặm xương (Durophagy), các loài thích gặm xương và kiểu ăn tre trúc.Những loài gặm xương được minh chứng bằng những con linh cẩu và mèo răng kiếm, chó cũng biết đến là loài thích ăn xương, những con mèo nhà cũng được biết đến là loài thích ăn xương cá, trong khi những con thú ăn tre chủ yếu là gấu trúc lớngấu trúc đỏ, cả hai loài thú này đã phát triển hình thái sọ tương tự. Tuy nhiên, hình thái hàm dưới tiết lộ thêm về nguồn sống và chế độ ăn uống của chúng. Các loài thú ăn tre có xu hướng hàm dưới lớn hơn, trong khi các loài gặm xương có răng tiền hàm phức tạp hơn. Động vật săn mồi với khả năng ăn xương có thể khai thác một nguồn thức ăn vừa có lợi vừa có hại vì các khoáng chất bên trong xương và tủy chất béo là nguồn dinh dưỡng rất tốt nhưng việc ăn xương lại có nguy cơ gây ra tổn thương răng nghiêm trọng, làm cho việc bắt mồi hoặc gặm những khúc xương dài trở nên khó khăn[1].