Định_luật_Green
Định_luật_Green

Định_luật_Green

Trong động lực học lưu chất, định luật Green mô tả tiến triển của những sóng trọng trường có bề mặt sóng không vỡ truyền trong nước nông có độ sâu và bề ngang thay đổi dần dần. Định luật được đặt theo tên George Green. Ở dạng đơn giản nhất, trong trường hợp mặt sóngđường bình độ sâu song song nhau (và với bờ biển), nó phát biểu như sau:với H 1 {\displaystyle H_{1}} và H 2 {\displaystyle H_{2}} là chiều cao sóng tại hai vị trí khác nhau – 1 và 2 tương ứng với nơi sóng truyền, và h 1 {\displaystyle h_{1}} và h 2 {\displaystyle h_{2}} là độ sâu trung bình tại cùng vị trí.Định luật Green thường dùng trong kỹ thuật công trình biển để lập mô hình các sóng nước nông dài trên bờ biển, với "dài" có nghĩa là bước sóng khoảng hơn hai mươi lần độ sâu trung bình của nước.[1] Sóng thần vào bờ (thay đổi độ cao của chúng) tuân theo định luật này, khi chúng lan truyền – bị tác động bởi khúc xạnhiễu xạ – qua đại dương và tràn lên thềm lục địa. Khi ở rất gần (và đã tràn lên) bờ biển, những ảnh hưởng phi tuyến trở thành yếu tố có tính quyết định và định luật Green không còn được áp dụng nữa.[2][3]