Đảng_Xã_hội_chủ_nghĩa_Mỹ
Đảng_Xã_hội_chủ_nghĩa_Mỹ

Đảng_Xã_hội_chủ_nghĩa_Mỹ

Đảng Xã hội chủ nghĩa Mỹ (tiếng Anh: Socialist Party of America (SPA)) là một đảng phái chính trị theo hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Hoa Kỳ và một bộ phận ở Hoa Kỳ của Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Đảng được thành lập vào năm 1901 do sự sáp nhập của Đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa của Eugene V. Debs, được thành lập ba năm trước đó bởi các cựu công nhân của cuộc đình công Pullman trong Liên hiệp đường sắt của Mỹ, và một số người bất mãn từ Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa Mỹ.[1] Đảng đã bị giải thể 1973 sau các mâu thuẫn kéo dài về cuộc chiến tranh Việt Nam.Trong những thập niên cuối cùng của đảng, các thành viên của đảng, trong số đó có nhiều người nổi bật trong các các phong trào về quyền lao động, hòa bình, dân quyền và các phong trào tự do dân sự, về cơ bản không đồng ý về mối quan hệ giữa phong trào người lao độngĐảng Dân chủ với phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế, và về phương thức tốt nhất để thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài. Trong những năm 1970-1973, những khác biệt chiến lược đã trở nên khẩn cấp và Đảng đã thay đổi tên thành Đảng Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ. Một số cựu lãnh đạo hình thành các tổ chức xã hội chủ nghĩa riêng biệt, như Ủy ban Tổ chức Xã hội chủ nghĩa Dân chủ (Democratic Socialist Organizing Committee) và Đảng Xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ.

Đảng_Xã_hội_chủ_nghĩa_Mỹ

Vị thế chính trị Cánh tả
Thuộc tổ chức quốc tế Quốc tế thứ hai
(1901–1916)
LSI
(1923–1940)
Quốc tế xã hội chủ nghĩa
(1951–1972)
Ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa (Hoa Kỳ)
Giải tán 31 tháng 12 năm 1972 (31 tháng 12 năm 1972)
Tổ chức thanh niên Liên đoàn Thanh niên Nhân dân Xã hội chủ nghĩa
Trụ sở chính Washington D.C.
Kế tục bởi Người Dân chủ Xã hội
(đa số)
Đảng Xã hội chủ nghĩa
(thiểu số)
Đảng Xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ (thiểu số)
Ủy ban tổ chức Xã hội chủ nghĩa Dân chủ (sau này là Người Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ) (thiểu số)
Thành lập 29 tháng 7 năm 1901 (29 tháng 7 năm 1901)
Tiền thân Đảng Dân chủ Xã hội Mỹ