Đại_Nạp_ngôn_(Nhật_Bản)
Đại_Nạp_ngôn_(Nhật_Bản)

Đại_Nạp_ngôn_(Nhật_Bản)

Chính trị và chính phủ
Thời kỳ phong kiến Nhật Bản
Daijō-kan
Thái Chính Quan
Tám BộThời kỳ Minh Trị,1868–19121868–1871
1871–1875
1875–1881
1881–1885
1885–1889
Thời kỳ Đại Chính, 1912–1926Thời kỳ Chiêu Hòa, 1926–19891947
Thời kỳ Bình Thành, 1989–nayĐại Nạp ngôn (大納言, Dainagon?), là một chức quan trong hệ thống "luật lệnh" (ritsuryo) trong thời phong kiến Nhật Bản.[1]Chức vụ này được tạo ra năm 702 theo Thái Bảo luật lệnh và hình thành từ một chức quan cũ tên là Oimonomōsu-tsukasa. Phẩm hàm của những người giữ chức quan này là Chính tam vị (正三位), tương đương Đại tướng; nếu người giữ chức vụ xuất thân từ các gia tộc lớn thì phẩm vị có thể cao hơn. Họ có vai trò hỗ trợ cho Tả đại thầnHữu đại thần.[2]Từ giữa thế kỷ thứ 17, những người giữ chức vụ Đại Nạp ngôn thường làm việc gần gũi với Nội đại thần, người chỉ đứng sau Thái chính đại thần, Tả đại thần và Hữu đại thần. Cơ cấu này giúp chóp triều đình luôn có sẵn người để cáng đáng công việc trong trường hợp một trong số các Đại thần vì lý do gì đó mà không thể thực thi nhiệm vụ. Vì vậy trong thang bậc của các công khanh triều đình thì Đại Nạp ngôn đứng sau Thái chính đại thần, Tả đại thần, Hữu đại thần và Nội đại thần.[3]Chức vụ này tương đương với Thứ trưởng trong các bộ của các chính phủ hiện đại. Nó bị xóa bỏ vào năm 1871.[4]Có một chức vụ danh dự là Quyền đại nạp ngôn.