Âm_nhạc_thời_kỳ_Phục_Hưng
Âm_nhạc_thời_kỳ_Phục_Hưng

Âm_nhạc_thời_kỳ_Phục_Hưng

Âm nhạc thời Phục Hưng là âm nhạc được viết tại Châu Âu trong thời kỳ Phục Hưng. Các nhà nhạc sử học – với những bất đồng đáng kể – đều thống nhất cho rằng thời kỳ này bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15 với sự lụi tàn của thời kỳ Trung cổ, và kết thúc vào khoảng thế kỷ 17, với sự tiếp nối của giai đoạn âm nhạc Baroque, do đó trong những các hiểu khác, âm nhạc Phục Hưng đã bắt đầu manh nha trước thời kỳ Phục Hưng trong lịch sử khoảng một trăm năm. Cũng như những môn nghệ thuật khác, âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của giai đoạn lịch sử cận đại: sự nâng cao ý thức về quyền con người; sự phục hồi của văn chương và di sản nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại; sự gia tăng của những cách tân và khám phá; sự phát triển của các tập đoàn thương mại; sự lớn mạnh của giai cấp tư sản; và phong trào Cải cách Kháng cách. Xã hội đầy biến động này làm nảy sinh một ngôn ngứ âm nhạc chung, thống nhất, chẳng hạn phong cách nhạc phức điệu của Trường nhạc Pháp-Flemish.Sự phát triển của công nghệ in ấn tạo khả năng phân phối âm nhạc ở mức độ rộng. Nhu cầu về âm nhạc như một loại hình giải trí và như một hoạt động cho những người được đào tạo nghiệp dư tăng lên cùng với sự phát triển của giai cấp Tư sản. Sự phổ biến của các bản chanson, motet, mass trên toàn châu Âu tương đồng với sự hợp nhất của việc thực hành âm nhạc phức điệu theo phong cách lưu động lên tới đỉnh cao vào nửa sau thế kỷ 16, có thể thấy trong các tác phẩm của những nhà soạn nhạc như Palestrina, Lassus, và William Byrd. Sự ổn định tương đối về chính trị và phồn thịnh của các quốc gia vùng đất thấp (ngay nay thuộc Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và miền Bắc Pháp và Tây Đức), cùng với một hệ thống giáo dục âm nhạc bùng nổ trong khu vực thuộc về rất nhiều nhà thờ thiên chúa và nhà thờ lớn, cho phép đào tạo hàng trăm ca sĩ và nhà soạn nhạc. Những nhạc sĩ này được mến mộ khắp châu Âu đặc biệt là ở Ý, nơi các nhà thờ và triều đình quý tộc thuê họ để soạn nhạc và giảng dạy. Vào cuối thế kỷ 17, nước Ý tiếp thu ảnh hưởng từ phương bắc, với Venezia, Roma, và các thành phố khác trở thành trung tâm của hoạt động âm nhạc, đảo ngược tình thế từ một trăm năm trước đó. Opera manh nha ra đời tại Firenze như một nỗ lực thận trọng để phục hồi lại âm nhạc Hy Lạp cổ đại.Âm nhạc ngày càng thoát ra khỏi những ràng buộc thời trung cổ về âm vực, nhịp điệu, hoà âm, hình thức và ký âm, đã trở thành một phương tiện để thể hiện cảm xúc cá nhân. Các nhà soạn nhạc đã tìm ra nhiều cách khiến cho phần nhạc diễn cảm cho phần ca từ được phổ. Nhạc thế tục hấp thụ những kỹ thuật của nhạc tôn giáo và ngược lại. Các hình thức nhạc thế tục thông dụng như chanson và madrigal phổ biến trên toàn châu Âu. Các triều đình tuyển những bậc thầy biểu diễn, cả ca sĩ và nhạc sĩ. Lần đầu tiên âm nhạc trở nên độc lập, chỉ tồn tại vì chính nó mà thôi. Rất nhiều nhạc cụ quen thuộc ngày nay, kể cả violin, guitar, các nhạc cụ keyboard, được ra đời từ thời kỳ Phục Hưng. Trong thế kỷ 15 tiếng nói của bộ ba đủ trở nên phổ biến, và tới cuối thế kỷ 16 hệ thống các điệu nhạc nhà thờ bắt đầu sụp đổ hoàn toàn, mở đường cho khoá âm chức năng, cái sẽ thống trị nền âm nhạc nghệ thuật phương Tây trong suốt ba thế kỷ tiếp theo.Từ thời kỳ Phục Hưng cả nhạc thế tụcnhạc tôn giáo tồn tại nhờ chất lượng và cả về thanh nhạc lẫn khí nhạc. Âm nhạc nở rộ vô cùng phong phú về phong cách và thể loại trong suốt thời kỳ này, và cho đến tận thế kỷ 21, chúng ta vẫn còn được nghe thấy từ các thu âm quảng cáo gồm có những khúc mass, motet, madrigal, chanson, những bài hát có lời, vũ điệu không lời và nhiều thể loại khác. Rất nhiều các đoàn ca nhạc chuyên nghiệp của thời kỳ này thực hiện các chuyến lưu diễn, thu âm, sử dụng nhiều phong cách diễn tấu khác nhau.